19:54 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tin sai hại nông dân, doanh nghiệp - 'Được vạ thì má sưng'!

Thứ tư - 20/06/2018 21:22
Nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, là những lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất bởi những thông tin sai lệch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội.

Trên thực tế, đã có không ít những thông tin sai gây tổn thất lớn cho nông dân, doanh nghiệp, làm ảnh hưởng tới uy tín của nông sản, thực phẩm Việt Nam.  

Tin sai từ báo chí, mạng xã hội

Một trong những thông tin sai điển hình, đã gây tổn hại lớn cho nông dân, tuy diễn ra đã lâu nhưng không thể không nhắc lại là vụ “Ăn bưởi bị ung thư”. Năm 2017, 2 hãng tin lớn của nước ngoài đưa thông tin về một nghiên cứu của 2 trường đại học Mỹ, cho rằng phụ nữ ăn bưởi chùm làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. Bưởi chùm (Citrus Paradisi) là giống bưởi không có ở Việt Nam, và không liên quan với tất cả các giống bưởi ở nước ta như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Diễn… Thế nhưng, một số tờ báo Việt Nam, khi dịch và đăng lại thông tin trên, lại chỉ ghi là “ăn bưởi bị ung thư”.

10-44-17_bi_21-6_-_tin_si
Năm 2007, vì thông tin “ăn bưởi bị ung thư”, người trồn bưởi Tiền Giang mất hơn 100 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tháng

Thông tin đó đã nhanh chóng gây ra mối lo ngại lớn cho người tiêu dùng. Nhiều người đã vội vàng tẩy chay bưởi. Ngay cả khi các nhà khoa học đã lên tiếng khẳng định bưởi chùm trong nghiên cứu của 2 trường đại học Mỹ không liên quan gì tới bưởi Việt Nam, các tờ báo đăng tin “ăn bưởi bị ung thư” cũng đã sớm phải đăng tin cải chính theo yêu cầu của cơ quan chức năng, nhưng rất nhiều người tiêu dùng vẫn e ngại, quay lưng lại với trái bưởi, khiến cho người trồng bưởi một phen lao đao suốt nhiều tháng trời.

Sở dĩ nói vụ “Ăn bưởi bị ung thư” là một thông tin sai điển hình, trước hết là vì chỉ cần dịch sai một chữ, từ “bưởi chùm”, thành “bưởi”, đã đủ để gây nên một sự hiểu lầm quá lớn với người tiêu dùng. Hiểu lầm lớn ấy đã gây ra hậu quả quá lớn đối với trái bưởi Việt Nam, đối với người trồng bưởi. Chỉ trong vòng 1 tháng, ước tính người trồng bưởi ở Tiền Giang bị thiệt hại tới hơn 100 tỷ đồng do giá bưởi bị giảm xuống quá thấp và một lượng bưởi không nhỏ không được thu hoạch, để rụng đầy gốc vì có hái xuống cũng chẳng có ai mua.

Gần đây, thông tin về việc cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông bắt quả tang một cơ sở dùng bột pin nhuộm đen vỏ cà phê đã gây sự chú ý, bàn tán lớn trong dư luận cả nước. Điều này cho thấy dư luận đang quan tâm ngày càng nhiều hơn tới những vấn đề liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khi cơ quan chức năng còn đang điều tra xem cơ sở đó dùng bột pin nhuộm vỏ cà phê với mục đích chính là gì, thì trên các mạng xã hội đã lan truyền những thông tin sai liên quan đến vụ này như hàng trăm tấn cà phê nhuộm pin đã được tiêu thụ trên thị trường, đã len lỏi vào nhiều quán cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Không chỉ trên mạng xã hội, một số tờ báo đã vội đưa tin, vẽ tranh biếm họa theo hướng khẳng định có cà phê nhuộm bột pin trên thị trường. Những thông tin như thế tuy không mấy ảnh hưởng tới giá cà phê nhân xô ở Tây Nguyên, nhưng có tác động không nhỏ tới thị trường tiêu thụ cà phê bột khi nhiều người tiêu dùng sợ hãi, không dám đi uống cà phê pha phin, cà phê pha sẵn… ở các quán giải khát.

Chỉ đến khi cơ quan chức năng tỉnh Đăk Nông tổ chức họp báo công bố kết quả điều tra cho thấy việc dùng bột pin nhuộm vỏ cà phê, đất đá… của cơ sở nọ với mục đích làm giả hạt tiêu để cung cấp cho một cơ sở chuyên kinh doanh hạt tiêu theo kiểu gian lận thương mại, thì những nỗi sợ hãi về cà phê “pin” mới dần chấm dứt.

Cũng trong nửa đầu năm nay, một số báo đưa tin về việc nhiều hộ trồng tiêu đào rễ tiêu để bán. Việc bán rễ tiêu đúng là có thật, nhưng nhiều bài báo lại đưa tin sai về bản chất của hiện tượng này. Theo đó, một số bài báo cho rằng nhiều nông dân hám lợi, đã chủ động đào rễ tiêu lên để bán cho thương lái Trung Quốc. Thông tin này đã gây hoang mang, lo ngại trong dư luận về một hình thức mua bán theo kiểu phá hoại sản xuất.

Tuy nhiên, khi Cục Trồng trọt tới kiểm tra tại một số vùng trồng tiêu thì sự thật lại không phải như vậy. Chỉ có một số hộ bán rễ tiêu cho thương lái, nhưng đây là rễ tiêu được thu gom trong quá trình cải tạo vườn tiêu đã quá già cỗi (nhổ bỏ hết cây tiêu cũ thay bằng cây mới hoặc chuyển sang cây trồng khác). Thực tế không có nông hộ nào tự nhiên đào rễ tiêu lên bán, bởi giá tiêu hiện tuy đã xuống thấp so với mấy năm trước, nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho nông dân. Mặt khác, việc nhổ từng cây tiêu lên rất tốn công sức. Chi phí bỏ ra cao hơn nhiều so với tiền bán rễ tiêu. Do đó, không có chuyện nông dân tự ý đào rễ tiêu lên bán kiếm lời như một số bài báo đã viết.  

Tin sai từ cơ quan, tổ chức

Một dạng tin sai đã nhiều lần xuất hiện trong những năm gần đây, đó là việc công bố thông tin không đúng từ các cơ quan chức năng, tổ chức…

Điển hình trong chuyện này là vụ Hiệp hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả khảo sát về nước mắm trong năm 2016. Trong đó, đáng chú ý nhất là thông tin 67% mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu asen tổng theo quy định của Bộ Y tế, các mẫu nước mắm có độ đạm càng cao thì tỷ lệ mẫu có hàm lượng asen tổng vượt ngưỡng quy định càng tăng (95,65% mẫu nước mắm có độ đạm từ 40% trở lên có hàm lượng asen tổng vượt mức quy định).

Đúng là trong nước mắm luôn có một hàm lượng asen nhất định. Bởi nguyên liệu sản xuất nước mắm là cá biển. Mà trong cá biển nói riêng, hải sản nói chung luôn có sẵn asen như là một chất tự nhiên. Đây là asen hữu cơ, không phải asen vô cơ. Nếu như asen vô cơ có khả năng gây nhiễm độc cho cơ thể, thì asen hữu cơ lại không độc và có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Thế nhưng, khi công bố kết quả khảo sát về nước mắm, VINASTAS lại chỉ nói chung chung về hàm lượng asen tổng mà không phân tích rõ ra đâu là hàm lượng asen vô cơ và đâu là hàm lượng asen hữu cơ, trong nước mắm, nhất là nước mắm truyền thống (có độ đạm cao).

Trong khi đó, đa số người tiêu dùng chỉ biết thạch tín (asen) là một chất độc, có thể gây chết người, mà không biết rằng asen có 2 dạng: vô cơ (độc) và hữu cơ (không độc). Vì thế, thông tin của VINASTAS, khi được đăng tải trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đã gây ra mối hoang mang lớn trong dư luận và tạo ra một phong trào tẩy chay nước mắm truyền thống. Phải đến khi các nhà khoa học lên tiếng phản bác thông tin của VINASTAS, các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra và ra kết luận việc công bố chất lượng nước mắm của VINASTAS là phạm luật, thì nước mắm truyền thống mới được giải oan.

Cũng trong năm 2016, một thông tin về ATTP gây xôn xao dư luận là việc Đội QLTT số 14 (Chi cục QLTT Hà Nội) tạm giữ hơn 2 tấn xúc xích của Cty Vietfoods và công bố với báo chí rằng đây là xúc xích “bẩn” vì sử dụng chất phụ gia sodium nitrate 251, có khả năng gây ung thư.

Điều đáng nói là trong vụ việc trên, khi vừa mới tạm giữ lô hàng xúc xích của Vietfoods, Đội QLTT số 14 đã thông tin ngay cho báo chí rằng xúc xích này có chứa chất cấm, chất gây ung thư. Chưa có kết quả kiểm nghiệm mà đã vội thông tin như vậy với báo chí, rõ ràng là có vấn đề trong cung cấp thông tin. Sau đó, QLTT Hà Nội lấy 4 mẫu xúc xích đi xét nghiệm với kết quả 100% mẫu có chứa chất natri nitrate 251 (89-100 mg/kg). Qua đó, Đội QLTT số 14 tiếp tục thông tin với báo chí rằng xúc xích Vietfoods co chất cấm, không được phép sử dụng của Bộ Y tế.

Toàn bộ những thông tin nói trên của Đội QLTT số 14 đều bị Cục ATTP (Bộ Y tế), bác bỏ. Bởi theo Cục này, hàm lượng natri nitrate 251 được phát hiện trong sản phẩm Viet foods là an toàn cho người tiêu dùng. Sau khi có kết luận của Cục ATTP, cũng như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, QLTT Hà Nội mới nhận sai, trả lại lô xúc xích tạm giữ cho Vietfoods và xử lý kỷ luật một số cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin sai cho báo chí. Tuy nhiên, “được vạ thì má đã sưng”, với khoảng 500 bài báo đưa tin xúc xích Vietfoods có chứa chất gây ung thư, sản phẩm xúc xích của công ty này đã bị tẩy chay trên thị trường, đại lý trả hàng về vì không bán được, thiệt hại tới hàng chục tỷ đồng.

THANH SƠN/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 145

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 142


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 776478

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59784801