06:55 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng chôm chôm VietGAP, nông dân Bến Tre hưởng lợi “kép”

Thứ năm - 07/12/2017 03:42
Nhờ áp dụng quy trình VietGAP mà chôm chôm của HTX Sơn Định (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) có năng suất tăng 20% so với kiểu canh tác truyền thống. Ngoài ra, trồng theo VietGAP, chôm chôm có chất lượng cũng tăng lên, đạt điều kiện xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Theo báo Dân Việt, năm 2013, ông Nguyễn Văn Tân là một trong những xã viên đầu tiên trong HTX tham gia mô hình trồng chôm chôm VietGAP ở Sơn Định. Ông Tân phấn khởi nói: Cái lợi nhất trong việc sản xuát trái cây VietGAP là ứng dụng quy trình sản xuất sạch, ít sử dụng thuốc BVTV, sản phẩm đảm bảo đủ điều kiện ATVSTP, dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Theo đó, trồng chôm chôm VietGAP đã đem lại ngay cho nhà vườn thành quả: Sản lượng chôm chôm bình quân đạt khoảng 25 tấn trên một ha, tăng 20% so với kiểu canh tác truyền thống. Ngoài ra, trồng theo VietGAP, chất lượng và giá trị của sản phẩm cũng tăng lên, các doanh nghiệp thu mua chôm chôm đều cam kết trả giá cao hơn 10% so với thị trường.

Chôm chôm là một trong những loại cây trái chủ lực của tỉnh Bến Tre.
Chôm chôm là một trong những loại cây trái chủ lực của tỉnh Bến Tre. Ảnh: Báo VnExpress

Ông Trần Văn Lợt – Giám đốc HTX Chôm chôm Sơn Định cho biết: Xuất phát từ trăn trở của những người nông dân Sơn Định muốn nâng cao chất lượng của chôm chôm mà HTX chôm Sơn Định (tiền thân là tổ hợp tác chôm chôm Tân Thới, ở ấp Tân Thới, xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) ra đời.

Năm 2013, Tổ hợp tác chôm chôm Tân Thới với 28 thành viên ở ấp Tân Thới, xã Sơn Định quyết định trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2014, THT được ngành nông nghiệp chứng nhận đạt chôm chôm đạt tiêu chuẩn VietGAP. Tháng 11/2016, HTX Chôm chôm Sơn Định ra đời. Hiện, HTX Chôm chôm Sơn Định có 42 thành viên tham gia trồng 30,5ha chôm chôm VietGAP”, ông Lợt cho biết.

Theo báo VnExpress, nhờ áp dụng mô hình VietGAP mà chôm chôm HTX Sơn Định có đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu, Dubai, Trung Quốc... 

“Cụ thể, bình quân, mỗi năm HTX xuất bán hơn 750 tấn chôm chôm các loại, trong đó, 10% sản lượng chôm chôm của HTX chuyên xuất khẩu sang châu Âu, Dubai; 70% sản lượng chôm chôm của HTX xuất khẩu xuất đi Trung Quốc, còn lại một số doanh nghiệp địa phương thu mua cung cấp trái cây cho các siêu thị”, ông Lợt thông tin.

Cũng theo ông Lợt, sản phẩm sẽ mang thương hiệu của doanh nghiệp nhưng nguồn gốc sản xuất là hợp tác xã chôm chôm Sơn Định. Chúng tôi đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu có gắn tem mác đầy đủ để nâng cao giá trị sản phẩm, lúc đó sẽ có chôm chôm mang thương hiệu Sơn Định.

Trong-chom-chom-VietGAP-nong-dan-Ben-Tre-thu-loi-kep-11-1512528299-width540height405
Nhờ áp dụng mô hình VietGAP mà chôm chôm của HTX Sơn Định được nâng cao năng suất và chất lượng.

Trồng chôm chôm theo tiêu chuẩn VietGAP còn giúp giảm chi phí đầu tư. Khi áp dụng đúng biện pháp chăm sóc, cây tăng trưởng tốt, trái đạt chất lượng đồng đều, năng suất cũng tăng theo. Ngoài ra, trồng theo VietGAP, chất lượng và giá trị của sản phẩm cũng tăng lên, các doanh nghiệp thu mua chôm chôm đều cam kết trả giá cao hơn 10% so với thị trường.

Theo các xã viên HTX Chôm chôm Sơn Định, để cây chôm chôm cho năng suất cao, chất lượng trái chôm chôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cần nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây. Người trồng cần bón phân cho chôm chôm 6 lần trong năm. Trong đó 3 lần bón phân cho giai đoạn nuôi tạo cành và 3 lần bón phân cho giai đoạn nuôi dưỡng quả. 

Theo TTXVN, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre cho hay, toàn tỉnh hiện có hơn 5.000ha chôm chôm, tập trung tại huyện Chợ Lách và Châu Thành.

Sở hiện đang đẩy mạnh việc cải tạo giống và đã xác định được một vài chủng loại giống bản địa có năng suất, chất lượng trái tốt như chôm chôm Cái Mơn – Maca… hiện được nhiều nhà vườn đưa các giống này vào trồng mới thay thế các vườn chôm chôm Java. Song song đó, địa phương cũng khuyến cáo, tổ chức cho nông dân tập trung sản xuất trái vụ, rải vụ để tránh tình trạng được mùa, mất giá.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 109

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 108


Hôm nayHôm nay : 22460

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921853

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59930176