12:39 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng kiệu nỗ lực vượt nắng nóng

Thứ bảy - 24/08/2019 23:12
Xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa có tổng diện tích trồng kiệu trên 20 ha. Vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm, nông dân bắt đầu xuống giống cây kiệu.

Tuy nhiên tháng 7 năm nay, nắng nóng kéo dài, người nông dân chỉ chờ mưa để xuống giống kiệu nhưng vẫn không thấy trận mưa nào. Người dân buộc phải tìm mọi cách để tìm nguồn nước ít ỏi nhằm xuống giống kiệu cho kịp thời vụ và hy vọng sẽ đón được cơn mưa vàng để cây kiệu phát triển tiếp trong thời gian tới.

Để xuống được giống kiệu trong thời điểm này, họ đã phải đào những giếng to tại ruộng kiệu, chi phí đào giếng để có nước trong vụ này rất cao, từ 80 - 100 triệu đồng nhưng không biết chắc chắn có đủ lượng nước để tưới cho ruộng kiệu suốt thời gian phát triển hay không nếu nắng nóng cứ kéo dài. 

Nông dân Cam An Nam sử dụng lá mía đã hoai mục để phủ lên những luống kiệu.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng tận dụng lá mía sẵn có ở địa phương, để hoai mục ngoài thời tiết tự nhiên hơn 1 tháng, sau đó sử dụng lá mía này phủ lên lớp đất đã gieo kiệu. Việc phủ bằng lá mía giúp ruộng kiệu giữ được ẩm, tránh thất thoát hơi nước, vừa giúp cây kiệu phát triển tốt hơn, vừa giảm được sự phát triển của nấm bệnh gây hại rễ và củ kiệu.

Trước thời tiết khắc nghiệt như hiện nay, với vùng đất không chủ động nước tưới như xã Cam An Nam, người nông dân nơi đây đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình khuyến nông, các lớp tập huấn, từ đó mạnh dạn, đưa nhiều cây trồng chịu hạn, phù hợp với thổ nhưỡng như cây kiệu, cây mãng cầu na, cây ớt… vào canh tác, đầu tư áp dụng kỹ thuật trồng tiến bộ nhằm từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế trên mảnh đất của mình.

NGUYỄN THỊ NHẶN/ Nông nghiệp
Trạm Khuyến CNLN huyện Cam Lâm, Khánh Hò
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 245

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 244


Hôm nayHôm nay : 31153

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1250982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58843037