15:38 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ “trùm buôn lậu” vùng biên thành nông dân giàu sáng kiến

Thứ bảy - 18/08/2018 10:24
Từ một nông dân chân đất trở thành ông “trùm buôn lậu” rồi quay về “hoàn lương” gắn với mảnh đất nông nghiệp, ông Võ Trung Thực (xã Mỹ Quý Đông, Đức Huệ, Long An) trở thành tỷ phú và được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen “Đã có thành tích tốt học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2015.

Từ người bốc vác trở thành “ông trùm”

Cách đây 15 năm (2003) ông Võ Trung Thực (Hai Thực, sinh năm 1957) từng là một trong những “trùm buôn lậu” khét tiếng ở vùng biên giới Tây Nam. Thế nhưng bây giờ về vùng biên giới xã Mỹ Quý Đông hỏi tên Hai Thực thì lại được nghe câu nói: “Ông đó làm ăn giỏi lắm, sống rất chan hòa và tình nghĩa với bà con làng xóm”. Cái danh “trùm buôn lậu” đã đi vào dĩ vãng.

Ngồi bên căn nhà nhỏ tại ấp 4, nghe Hai Thực kể lại chuyện từ ngày vào nghề buôn lậu đến lúc làm ông trùm rồi chuyện hoàn lương và dựng lại cơ nghiệp như một bộ phim nhiều tập. Vào năm 1992, vùng đất biên giới này chưa có nhiều kênh thủy lợi dẫn nước phục vụ cho việc trồng lúa. Mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa mùa, năng chỉ khoảng 2 tấn/ha. Cuộc sống gia đình ông Thực thời ấy cơ cực lắm. Nhìn cảnh vợ con nheo nhóc trong khi cuộc sống của những người đi cõng thuốc lá lậu ngày càng khá lên. Sau nhiều lần bị bạn bè rủ rê, Hai Thực đã quyết định đi buôn lậu.

Đường biên giới của xã Mỹ Quý Đông dài đến 16 km, giáp ranh huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Từ biên giới Campuchia đến sông Vàm Cỏ Đông chỉ khoảng 2 km. Một ngày cõng 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến 60 cây thuốc lá ngoại, nếu đi bộ ngang cánh rừng tràm là kiếm khoảng ba đến bốn trăm nghìn đồng, đủ để mua một chỉ vàng. Chính lợi nhuận cao nên ở khu vực biên giới này vào thời điểm đó rất đông người “nô nức” đi cõng thuốc lá lậu.

Qua khoảng tám năm đi cõng thuốc lá, ông Thực tích cóp được tiền lời mua xe hơi, tậu đàn trâu 70 con, tiền xài thoải mái nhưng vẫn chưa bằng bạn bằng bè. Ông nghĩ ra ý tưởng làm đầu nậu. Năm 1999 ông lôi kéo gần 30 anh em địa phương vận chuyển thuốc lá, máy lạnh từ biên giới Cam-pu-chia về Việt Nam tiêu thụ. Sau bốn năm làm đầu mối buôn lậu, tích cóp được một số vốn. Trong lúc chuẩn bị “gác kiếm” thì người bạn thân rủ làm chuyến cuối để kiếm thêm vốn. “Chuyến hàng máy lạnh cuối cùng vào năm 2003 làm cho tôi “lạnh ngắt”, phải rơi vào vòng lao lý với tội danh “buôn lậu hàng trốn thuế”, ông Thực nhớ lại.

Đào hầm bí mật trốn truy nã

Kể chi tiết về chuyện rơi vào vòng lao lý, ông Thực cho hay, chuyến hàng máy lạnh chuyển từ nước bạn Campuchia về Mỹ Quý Đông được giao cho người bạn thân đưa qua tỉnh Tây Ninh chuyển về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Xe lăn bánh đến địa phận tỉnh Tây Ninh về đến xã Tân Thái Mỹ, huyện Củ Chi thì bị Cảnh sát kinh tế Tây Ninh bắt giữ. Khi đó người bạn khai ra người đứng đầu, Cơ quan Công an đã phát lệnh truy nã. Thế là cuộc đời vàng son của ông Thực khép lại sau chuyến hàng định mệnh. “Kể từ ngày đó tôi sống chui lủi trong rừng tràm, phải xa vợ, xa con. Ngày thì vào hầm bí mật trốn, đêm thì nằm nóp nệm, cơm trắng ăn với rau rừng để chạy trốn tội tù và để đấu tranh tư tưởng. Cuộc chạy trốn truy nã là do lo sợ mang án tử hình”, ông chia sẻ. Ngừng một lát, ông tiếp: “Lúc thằng bạn bị bắt khai tôi, có người báo, tôi chỉ kịp lấy mấy bộ quần áo, cái ca uống nước, chiếc nồi nấu cơm, chiếc nóp bằng đệm rồi chạy một mạch vào khu rừng tràm lẩn trốn”.

Năm 2000, ông Thực vẫn liên lạc với gia đình để tiếp tế. Nhưng quá cực khổ, ông Thực đã đi ra tận Đà Lạt làm phụ hồ. Sau hơn một tháng thấy không yên tâm nên đã quay lại rừng tràm. Ông nghĩ “không lẽ cả đời còn lại sống như thế này”. Rồi gia đình, vợ con động viên, ngày 19-5-2004, ông quyết định đến Công an tỉnh Tây Ninh đầu thú.

Dựng lại cơ nghiệp

Trải qua hơn hai năm chấp hành án phạt tù, đến đầu tháng 10-2006, được đặc xá về trước hạn, ông Thực đã bắt tay ngay vào dựng lại cơ nghiệp trên mảnh đất nông nghiệp 2 ha do cha mẹ và anh chị em cho mượn. Làm lại cuộc đời từ cây lúa, ông đã không ngừng học hỏi các tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nông nghiệp và thu lãi khá cao. Bây giờ mỗi buổi sáng sớm chiếc bàn trà trước sân nhà của ông luôn đông đúc những nông dân trong ấp, trong xã uống trà bàn luận chuyện mùa màng, sản xuất nông nghiệp.

Ông Chung Văn Trừ, nguyên Trưởng ấp 4 xã Mỹ Quý Đông, nói: Ông Hai Thực sau khi hoàn lương thường xuyên khuyên những người còn đi buôn lậu nên bỏ nghề, tư vấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho bà con trong xã. Đặc biệt, ông còn có sáng kiến cải tiến kỹ thuật canh tác và sáng chế nhiều máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp để tiết kiệm chi phí, công lao động, nhiều lần được tỉnh Long An, huyện Đức Huệ tặng bằng khen. Sáng kiến khiến ông Hai Thực nổi tiếng mấy năm nay là chiếc máy phun thuốc cho lúa, từng đoạt giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật của tỉnh năm 2014.

Sau 12 năm dựng lại cơ nghiệp, đến nay ông Thực đã tích lũy và đang canh tác 10 ha vừa ruộng, vườn cây ăn trái. Đất lúa canh tác hai vụ lúa/năm, năng suất hơn 8 tấn lúa/ha/vụ, cao nhất vùng biên giới. Ngoài canh tác lúa còn chăn nuôi cá, bò thịt và hiện đang thử nghiệm chuyển đổi 7.000 m2 đất ruộng sang mô hình trồng cây ăn trái đặc sản gồm bưởi da xanh, dừa, xoài cát và ao nuôi cá đồng. “Bây giờ thì tôi đã tạm hài lòng với cuộc sống của nông dân chân đất, tâm thấy yên bình và thanh thản. Hai đứa con đã tốt nghiệp đại học ra trường có công ăn, việc làm ổn định ở TP Hồ Chí Minh”, ông Thực giãi bày.

Nói về ông Thực, Chủ tịch UBND xã Mỹ Quý Đông Phạm Quốc Tú cho biết: Sau khi trở thành “nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh năm 2012” ông Thực đã khuyên nhủ nhiều “chiến hữu” mưu sinh chân chính. Ngoài việc vận động, tạo công ăn việc làm, giúp vay vốn phát triển kinh tế gia đình của UBND xã, có rất nhiều người đã nghe lời ông. Những năm trước toàn xã có 83 người tham gia buôn lậu, vừa vận chuyển hàng vừa làm đầu nậu, nay chỉ còn tám người và tình trạng buôn lậu trên tuyến biên giới không còn sôi sục như trước















Theo Báo Nhân dân
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 191

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 188


Hôm nayHôm nay : 43822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 625489

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59633812