23:04 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ gia cố tái sinh nguội làm đường giao thông nông thôn

Thứ tư - 20/09/2017 11:00
Công nghệ mới có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản được vào thử nghiệm sớm tại Việt Nam, tuy mới được Bộ Giao thông vận tải cho phép triển khai thi công rộng rãi nhưng đã thể hiện nhiều tính năng vượt trội. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã sử dụng công nghệ này để thi công đường giao thông, góp phần hoàn thành sớm tiêu chí hạ tầng của chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Áp dụng công nghệ mới vào xây dựng đường giao thông nôn thôn, tiến độ các công trình được rút ngắn, giá thành giảm so với thi công bê tông truyền thống.

Theo Bộ Giao thông vân tải, ngành Giao thông đã tổ chức phong trào thi đua để phấn đấu thực hiện thắng lợi Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08/7/21011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chiến lược phát triển giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, góp phần cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt 11 nội dung với 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mục tiêu đặt ra trong kế hoạch là nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn thôn, xã, đến năm 2020, có ít nhất 55% số xã đạt tiêu chuẩn, tiêu chí số 2 về giao thông.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức các phong trào góp phần cùng với cả nước thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến và ứng dụng các giải pháp hữu ích trong công việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện. Các cơ quan, đơn vị trong ngành đăng ký tham gia chỉ đạo, hỗ trợ đối với địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, tập trung vào một số vấn đề như: Tạo cơ chế, chính sách về quản lý Nhà nước, tạo nguồn vốn phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác bảo trì, bảo đảm an toàn giao thông…cho giao thông nông thôn.


Công nghệ gia cố tái sinh nguội tại chỗ là phương pháp thủ công sử dụng máy chuyên dùng do hãng Sakai (Nhật Bản) chế tạo.

Công nghệ gia cố tái sinh nguội tại chỗ là phương pháp thủ công sử dụng máy chuyên dùng do hãng Sakai (Nhật Bản) chế tạo, thiết bị chuyên dùng có tính năng tiến hành đồng thời các chức năng: Phá vụn kết cấu mặt đường cũ theo chiều sâu và trộn đều với chất gia cố thành hỗn hợp vật liệu gia cố. Hỗn hợp được san phẳng và lu đầm chặt, tạo thành lớp vật liệu có tính năng bền vững, nâng cao cường độ kết cấu áo đường lớn hơn 2 lần so với phương án sửa chữa, nâng cấp truyền thống hoặc thay vật liệu mới. Công nghệ cào bóc tái sinh nguội thích hợp để cải tạo mặt đường bê tông nhựa cũ có lớp móng trộn bằng cấp phối đá dăm, cuội sỏi hoặc mặt đường cấp phối đá dăm cũ với chiều sâu tái sinh kết cấu áo đường cũ từ 10-30cm.

Ưu điểm của công nghệ này là tiến hành đồng thời việc cào bóc, phay, trộn, rải lại và lu lèn bằng 1 tổ hợp xe máy liên hoàn nên thi công nhanh, chất lượng tốt và dễ kiểm soát chất lượng. Bên cạnh xử lý triệt để các vết nứt và biến dạng của lớp mặt đường cũ, công nghệ này thích hợp khi thi công trên đường đang khai thác, có khả năng cho phép thông xe trực tiếp trên bề mặt lớp đá tái chế sau 1-3 ngày. Một mặt tận dụng tối đa vật liệu cũ, tái chế lại nên ít phải sử dụng vật liệu bổ sung nên giá thành rẻ hơn một nửa so với làm mới và có thể giữ nguyên cao độ mặt đường cũ hoặc tôn tạo không đáng kể do chủ động điều tiết được vật liệu tận dụng, ít ảnh hưởng đến môi trường. Hơn nữa, không ảnh hưởng đến các công trình phụ trợ cũng như quy hoạch chung và các hộ dân sống hai bên đường.

Theo ông Trần Đình Hải – Tổng Giám đốc Cty CP Công nghệ bảo trì và nâng cấp đường bộ Việt Nam cho biết: “Công nghệ này đã được áp dụng, triển khai tại Nhật Bản cách đây hàng chục năm và mới du nhập vào Việt Nam. Sau khi xem xét và kiểm định, ngày 23/5/2016, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1588 cho phép ứng dụng rộng rãi công nghệ cào bóc gia cố và tái sinh nguội tại chỗ”. Sau thành công tại dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 1A đoạn qua Bình Định, Quán Hàu - Quảng Bình. Hiện tại, công nghệ này được nhiều địa phương áp dụng thi công đường giao thông nông thôn. Theo lãnh đạo các xã đã thực hiện, “công nghệ này có nhiều điểm ưu việt nên rất thuận lợi trong nâng cấp, làm mới các tuyến đường; đặc biệt là các tuyến đường đòi hỏi ít vốn, tiến độ nhanh trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới”.

Đánh giá bước đầu về phương pháp tái sinh nguội đạt và vượt so với thiết kế ban đầu với Emd>120 Mpa; cao độ mặt đường không bị nâng cao, không ảnh hưởng đến dân sinh và các công trình phụ trợ trên tuyến. Đặc biệt, rút ngắn được tiến độ thi công > 50% so với phương pháp khác; thông xe trong ngày, không gây ách tắc giao thông và thân thiện với môi trường; giảm 50 % giá thành so với phương án đường bê tông xi măng, 10% giá thành so với các phương pháp truyền thống do tận dụng 100% vật liệu cũ tại chỗ.

Mới đây, tuyến đường liên thôn Khánh Sơn, xã Sơn Lộc , Hà Tĩnh (thuộc gói thầu nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường giao thông huyện Can Lộc đoạn từ xã Sơn Lộc đến cuối xã Yên Lộc có chiều dài 2.577m với tổng mức đầu tư xấp xỉ 4,4 tỷ đồng), được triển khai thi công, do liên doanh Cty CP Công nghệ bảo trì và Nâng cấp đường bộ Việt Nam và Cty Thiết bị giao thông vận tải Vietraco đảm nhận.

Theo thiết kế, đoạn đường có chiều dài hơn 1,3km, bề rộng mặt đường 5m với tổng số vốn đầu tư trên 2 tỷ đồng. Điều đáng nói là “chỉ trong 7 ngày thi công, dự án đã hoàn thành. Nếu tính mức giá thành theo biện pháp thi công truyền thống (đổ bê tông), thì rẻ hơn khoảng một nửa” - Chủ tịch UBND xã Sơn Lộc -Thân Văn Nam khẳng định.

Chứng kiến 6 máy móc chuyên dụng hiện đại đang thi công Chủ tịch UBND xã Yên Lộc - Dương Chí Sơn cho rằng: “Khác với thi công truyền thống là máy đào sâu, san ủi ghép khuôn rồi đổ xi măng khiến nhiều đoạn bị tắc nghẽn; ứng dụng công nghệ này vừa thuận lợi lại không gây ô nhiễm môi trường”.

Hiện công nghệ này đang được áp dụng vào thi công nhiều dự án trong chương trình nông thôn mới, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nông thôn ở các địa phương như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Yên Bái, Hà Tĩnh…..

Lê Mỹ/ Báo Xây Dựng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 732456

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59740779