16:01 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng phó với biến đổi khí hậu: Chính sách không theo kịp… cuộc sống

Chủ nhật - 24/09/2017 09:40
Một trong những nguyên nhân khiến nông dân mãi nghèo là do chậm giải được bài toán chuyển từ an ninh lương thực sang thu nhập.

Trong những năm gần đây, đời sống người dân ở các khu đô thị được cải thiện rất nhanh, nhưng ở vùng nông thôn, nhất là vùng trồng lúa, những chuyển biến không thật rõ rệt. Một trong những nguyên nhân là do chậm giải được bài toán chuyển từ an ninh lương thực sang thu nhập.

ung pho voi bien doi khi hau chinh sach khong theo kip cuoc song hinh 1
Anh Bào Văn Mến “làm liều” chuyển đổi ruộng lúa thành ao nuôi tôm

 

Nói cách khác, đó vì sự thiếu quyết đoán của ngành nông nghiệp trong việc tái cơ cấu lại ngành này dù nước ta đã vượt xa mục tiêu đảm bảo an ninh lực thực. Đặc biệt, trong ứng phó với BĐKH, chính sách đã không theo kịp … thực tiễn cuộc sống.

Ông Lữ Văn Rê, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau gắn bó với nghề nuôi tôm hơn 20 năm. Ông nhớ lại, sau hơn 4 năm đầu trúng lớn, khu vực này được đắp cống ngăn mặn, ngọt hóa để trồng lúa. Người nuôi tôm điêu đứng. Sau đó, người dân phá cống cho nước mặn tràn vào đồng. Vùng đất Tân Lộc Đông chính thức gắn bó với con tôm kể từ đó. Tuy nhiên, ông Lữ Văn Rê cho biết, thời gian gần đây, sản lượng tôm nuôi liên tục sụt giảm vì thiếu nguồn nước sạch.

Cách ao nuôi nhà ông Rê không xa, một khu vực rộng trên 3 km2, trước đây là đất lúa, cuối năm 2016, rầm rộ được chuyển đổi tự phát sang nuôi tôm. Anh Bào Văn Mến, ấp 7, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình có 4 công lớn (mỗi công 1 ngàn 200 m2) chuyên sản xuất lúa. Do lợi nhuận từ trồng lúa rất “bèo” và thấy nhiều người chung quanh đào ao nuôi tôm, anh “đành” làm theo. Anh không thể cứ để đất mãi không “đẻ” ra tiền vì trồng lúa; trong khi, nước mặn – cơ hội sinh lợi rất cao đã ngập ruộng kế bên.

Đã có lúc, sự sáng tạo trong sản xuất của người nông dân như việc nuôi tôm gặp rất nhiều khó khăn vì các hộ chung quanh và đặc biệt là chính quyền các cấp quyết liệt bảo vệ diện tích đất trồng lúa. Tuy nhiên, anh Bào Văn Mến cho hay, nhiều năm trở lại đây, bà con đã đồng lòng nuôi tôm thay lúa và chính quyền cũng đã… lờ đi.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận, do hệ thống hạ tầng không theo kịp sự phát triển của thực tiễn sản xuất nên không chỉ không đạt được mong muốn như kỳ vọng, người nuôi trồng thuỷ sản còn bị “phản đòn”.

 

ung pho voi bien doi khi hau chinh sach khong theo kip cuoc song hinh 2
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
Hiện nay, giá trị của lúa gạo so với thuỷ sản, cụ thể là tôm quá chênh lệch. Từ thực tế đó, người dân muốn nuôi tôm nhiều hơn là trồng lúa. Hệ thống hạ tầng của chúng ta chưa hoàn chỉnh, không điều tiết được như mong muốn, gây xung đột trong sản xuất, không chỉ không đạt được mong muốn mà đôi khi còn ngược lại, muốn trở lại trồng lúa thì đất đã nhiễm mặn, ông Lê Văn Sử chia sẻ.

 

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh chóng nhưng lại dựa trên hệ thống thuỷ lợi dành cho … trồng trọt. Hệ quả là, trong đợt hạn mặn năm ngoái, Cà Mau có tới 158.000 ha thuỷ sản nuôi bị thiệt hại từ 30-100% so với khoảng 51.000 ha lúa, 15.000 ha rau màu và cây ăn trái.

Ở ĐBSCL, từ năm 2010 - 2015, diện tích nuôi thuỷ sản ổn định ở mức rất cao, hơn 750.000 ha. Nhưng cũng như Cà Mau, hầu hết cơ sở hạ tầng của khu nuôi trồng của khu vực này không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu. Diện tích nuôi chủ yếu là quảng canh, không có đường cấp và thoát nước riêng, không được cấp nước ngọt. Vấn đề kiểm soát mặn cũng chưa được quan tâm, ranh giới mặn ngọt không rõ ràng, nhiều vùng bị xen kẹp, phát sinh nhiều mâu thuẫn giữa vùng nuôi trồng thuỷ sản và vùng trồng trọt. 

 

ung pho voi bien doi khi hau chinh sach khong theo kip cuoc song hinh 3
Đất trồng lúa ĐBSCL đang ngày càng mất dinh dưỡng hơn do ít nhận được nguồn phù sa từ dòng MeKong
GS. TS. Võ Tòng Xuân, chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế cho rằng, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm có tiềm năng kinh tế rất cao nhờ tận dụng được nguồn nước mặn, một mô hình sản xuất có thể thích ứng với BĐKH nhưng đang là ngành có rủi ro lớn nhất.

 

Một trong những lý do thất bại của Dự án ngọt hoá bán đảo Cà Mau chính là chủ trương đó không hợp với lòng dân. Trong nhiều năm qua, tại sao không ít chính sách của ngành nông nghiệp không đi vào cuộc sống?

Ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp thẳng thắn cho rằng, không ít chính sách được ban hành không gắn với thực tiễn mà là … sản phẩm của sự ảo tưởng.

Còn theo ông Nguyễn Văn Thể, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quá chậm trong thích ứng với BĐKH, trong khi, bằng thực tiễn sản xuất của mình, người nông dân đã chọn được hướng đi để thích ứng với nó.

 

ung pho voi bien doi khi hau chinh sach khong theo kip cuoc song hinh 4
Ông Nguyễn Văn Thể, Bí thư Tỉnh uỷ Sóc Trăng nêu rõ vai trò của Bộ NN và PTNT rất mờ nhạt trong các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu
"Hiện nay, ứng xử của tỉnh đều là "tự bơi" theo cảm tính, giống như "đánh du kích" thành ra hiệu quả không cao. Vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rất mờ nhạt, lơ mơ lắm. Các chính sách của mình để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là chính sách chỉ đạo sản xuất, hay chuyển đổi mô hình sản xuất… quá chậm. Hệ thống cung cấp nước sạch cho người nuôi tôm, Chính phủ, Bộ, nhà đầu tư cũng thấy nhưng giờ vẫn không có, thế thì làm sao phát triển đột phá được. Con tôm, hiện nay, phát triển không bền vững vì hệ thống thuỷ lợi chưa hoàn chỉnh", ông Thể nói.

 

Không có chính sách phù hợp và kịp thời trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng, người dân đã tự thích ứng, dù không hiệu quả và có thể gây mâu thuẫn trong sản xuất.

Trường hợp huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) muốn nuôi tôm; trong khi, thị xã Ngã 5 (Sóc Trăng) lại muốn trồng lúa là một ví dụ. Đối với Sóc Trăng, vùng đó trồng lúa là hiệu quả nhất; còn ở Hồng Dân, làm tôm là kinh tế nhất vì gần vùng nước mặn. Trong khi chính quyền hai tỉnh còn đang chờ vào sự phân ranh rõ ràng mang tính pháp lý của các bộ ngành thì người dân 2 vùng giáp ranh không ít lần đã dùng dao rượt đuổi nhau...

Nghiêm trọng hơn, vì không rõ ràng trong phân ranh mặn ngọt nên các giải pháp cấp nước ngọt cho vùng nuôi trồng thuỷ sản cũng không có. Và để đáp ứng nuôi trồng thuỷ sản trước mắt, người dân đã “vô tư” nhấn chìm dần cả ĐBSCL.

Nước ngầm vùng ĐBSCL phân bố rất phức tạp, đặc biệt là phân bố mặn – nhạt. Nước nhạt trong các tầng chứa nước như các “thấu kính”, bao quanh là nước mặn. Nguồn bổ cập rất hạn chế, tiềm năng khai thác nguồn nước này chủ yếu từ trữ lượng tĩnh. Số liệu quan trắc từ năm 1995 đến nay cho thấy, mực nước ngầm trung bình ở đồng bằng giảm khoảng 0,4 m/năm. Do các tầng chứa nước đều được cấu tạo bởi đất đá bở rời, chưa cố kết nên việc khai thác tràn lan đang gây sụt lún bề mặt đất với tốc độ khoảng 1-3cm/năm. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, với hạn mặn, sụt lún đất ở đồng bằng còn ảnh hưởng nhanh hơn gấp 5 lần so với ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng.

 

ung pho voi bien doi khi hau chinh sach khong theo kip cuoc song hinh 5
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng tham quan các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu tại Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017
Theo kết quả nghiên cứu của Norwegian Geotechnical Institute, Cà Mau, với trên 100.000 giếng nước ngầm, khai thác mỗi ngày hơn 370.000 m3. Lượng nước ngầm được bổ cập tự nhiên khoảng 100.000 m3/ngày; như vậy, lượng nước ngầm thiếu hụt khoảng trên 270.000 m3/ngày. Đó là nguyên nhân chính gây ra lún sụt đất nghiêm trọng ở Cà Mau, khoảng 3-7 cm/năm. Nhóm chuyên gia này cảnh báo, nếu khai thác nước ngầm không thay đổi thì sau 50 năm nữa, mặt đất của vùng Cà Mau sẽ hạ thấp từ 120 đến 210 cm.

 

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị cho rằng, nếu tiếp tục làm như vừa qua, không lâu nữa, hạn mặn sẽ xâm nhập sâu vào cả 13 tỉnh, thành ĐBSCL.

Nước ngầm bị hút lên mất kiểm soát, đang đe dọa nhấn chìm cả vùng đất Chín Rồng!/.

Thanh Tùng/VOV-ĐBSCL
Nguồn: vov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235


Hôm nayHôm nay : 40993

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260822

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58852877