15:52 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã nghèo chuyển mình nhờ trồng chè

Thứ ba - 19/06/2018 22:25
Xuất phát điểm là một xã nghèo, nhưng Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An giờ đây thay da đổi thịt khi đưa cây chè vào trồng trên đất đồi.

 

Thời điểm này giá chè vẫn ở mức 4,6 triệu đồng/1tấn chè tươi. Ảnh minh họa: TTXVN

Nhờ cây chè, xã vươn lên trở thành xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, giúp cuôc sống của người dân ổn định và ngày càng khá lên. 

Những ngày này, bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn đang hối hả vào vụ thu hoạch chè. Gia đình ông Thái Doãn Liêm, thôn 6, xã Hùng Sơn phấn khởi khi thời điểm này giá chè vẫn ở mức 4,6 triệu đồng/1tấn chè tươi. Với 2 ha chè, mỗi năm gia đình ông thu hơn 50 tấn, cho giá trị hơn 100 triệu đồng. 

Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận, thôn 5, xã Hùng Sơn trồng chè 10 năm nay, để nâng cao sản lượng và chất lượng chè của gia đình, ông Thái cùng nhiều hộ trồng chè ở xã Hùng Sơn đã mạnh dạn sản xuất chè sạch theo hướng VietGap, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học để bón cho cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Nhờ đó, chất lượng chè thương phẩm Hùng Sơn ngày càng được nâng cao, thị trường ưa chuộng. 

Thổ nhưỡng, khí hậy vùng đất đồi khô cằn ở Hùng Sơn lại phù hợp cho cây chè phát triển. Năm 2001, Ban Lãnh đạo xã Hùng Sơn mạnh dạn giao đất, giao rừng cho các hộ dân phát triển cây chè. Trải qua những khó khăn bước đầu, cây chè giờ đây đã đứng vững trên vùng đất đồi và là cây phát triển kinh tế chủ lực của xã Hùng Sơn. Về Hùng Sơn lúc này, những đồi chè xanh mơn mởn chen lẫn những xóm làng tạo nên phong cảnh hữu tình, của làng quê trù phú xứ Nghệ. 

Năm 2018, cả xã Hùng Sơn có hơn 900 hộ thì có đến hơn 700 hộ trồng chè trên diện tích 450 ha. Đây là một trong những vùng nguyên liệu chè lớn nhất và tốt nhất của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. 1 ha trồng chè ở Hùng Sơn mỗi năm cho thu nhập từ 100 -120 triệu đồng, năng suất bình quân đạt từ 30 – 40 tấn/ha/năm. Cây chè mang lại nguồn thu nhập hàng chục tỉ đồng cho các hộ trồng chè ở xã Hùng Sơn. 

Bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân xã Hùng Sơn cho biết: “Nhờ cây chè mà rất nhiều gia đình ở Hùng Sơn thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Hiện nay, xã đang vận động, khuyến khích bà con phát triển chè sạch, chè VietGap, đa dạng hóa sản phẩm để ngày càng đáp ứng nhu cầu cao của người tiêu dùng”. 
 

Mỗi năm, các cơ sở chế biến chè xã Hùng Sơn sản xuất ra thị trường 7.000 tấn chè búp tươi. Ảnh minh họa: TTXVN

Trên địa bàn xã Hùng Sơn có 5 cơ sở chế biến chè là công ty chè Đồng Lam, xí nghiệp chè Hùng Sơn, Hợp tác xã chè Minh Sáng, xưởng chế biến chè Quý Oanh, Mạc Điền. Vào vụ thu hoạch, xưởng chế biến chè Quý Oanh của gia đình ông Phạm Văn Quý, xã Hùng Sơn, mỗi ngày cho ra lò 15 tấn chè búp tươi. Mỗi năm, các cơ sở chế biến chè xã Hùng Sơn sản xuất ra thị trường 7.000 tấn chè búp tươi. 

Không chỉ sản xuất chè móc câu công nghiệp, một số hộ gia đình ở Hùng Sơn còn phát triển những sản phẩm chè đặc biệt như hộ trồng chè Phạm Văn Quý sản xuất loại chè Matcha theo công nghệ Nhật Bản.

Năm 2016, ông Quý được tổ chức JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) mời sang Nhật Bản tham quan học tập mô hình sản xuất chè Matcha. Trở về quê hương, ông Quý trồng 7 sào chè phủ bạt và đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất trà Matcha. Hiện nay, loại chè Matcha gia đình ông sản xuất được các đối tác ở Nhật Bản đặt hàng lâu dài. 

Theo ông Quý, để loại chè này được người dân Nhật Bản tin dùng, gia đình phải tuân thủ theo một quy trình hết sức chặt chẽ và nghiêm ngặt từ các khâu như: cách làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè. Người Nhật rất khó tính nên họ chỉ sử sụng sản phẩm khi đạt chất lượng cao và tuyệt đối an toàn. 

Phát triển vùng nguyên liệu chè theo hướng VietGap, chè sạch chất lượng cao đang được nhiều bà con nông dân trồng chè ở xã Hùng Sơn mở rộng. Hiện nay, mô hình trồng chè theo hướng VietGap đã chiếm tới 1 nửa diện tích trồng chè của toàn xã; trong đó, có 130 ha được chứng nhận VietGap.

Quy trình trồng và chăm sóc chè không sử dụng phân bón hóa học mà chủ yếu dùng phân bón hữu cơ, vi sinh ủ từ chế phẩm nông nghiệp. Từ đó, tạo ra nguyên liệu chè sạch làm nên những sản phẩm chè chất lượng cao. 

Đây là hướng đi bền vững nhằm giúp người dân trồng chè tạo được lòng tin với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh trên thị trường và ổn định đầu ra sản phẩm. Đồng thời, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng thương hiệu riêng cho vùng sản xuất chè Hùng Sơn./.

Theo Nguyễn Oanh/TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 249


Hôm nayHôm nay : 40589

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1260418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58852473