05:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng, quảng bá thương hiệu nông sản cây có múi

Chủ nhật - 18/11/2018 11:51
Những năm gần đây, vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu hàng nông, lâm, thủy sản đã được các cơ quan Trung ương, các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm, tiếp cận, triển khai. Đối với tỉnh Phú Thọ, một số đặc sản hàng nông sản đã được nhiều người biết đến như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, hồng Gia Thanh, các loại chè,... có thể xem xét để xây dựng thương hiệu trên thị trường. Tuy nhiên, đến nay chỉ có duy nhất bưởi Đoan Hùng được đăng ký và bảo hộ chỉ dẫn địa lý trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Phú Thọ, đại diện Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản - Bộ NN& PTNT cho biết, việc xây dựng thương hiệu nông sản, đặc sản vùng miền và xúc tiến, quảng bá thương hiệu nông sản cây có múi của vùng nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Về chính sách, pháp luật: Chưa có một chương trình tổng thể về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản chủ lực, làm căn cứ định hướng để địa phương, doanh nghiệp xác định mặt hàng, thị trường tập trung làm thương hiệu; chưa có hệ thống quy định của pháp luật thống nhất trong lĩnh vực thương hiệu; hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý còn nhiều bất cập, khó triển khai trong thực tiễn tại địa phương; cơ chế xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ chưa thống nhất, rõ ràng; thiếu mô hình quản lý tài sản SHTT thống nhất... 

Việc tổ chức sản xuất theo quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra, nguồn nhân lực chuyên sâu làm thương hiệu còn hạn chế; nhiều tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các hoạt động của đơn vị, chưa thấy được hiệu quả, ý nghĩa thực sự của việc đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý nên chưa chủ động, tích cực thực hiện. Ngoài ra, còn những hạn chế liên quan đến công tác nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, truyền thông quảng bá; năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường...


t6-den-trang03-1542341821
Sau nhiều năm đưa vào trồng trọt, cây bưởi đã có chỗ đứng vững chắc tại xã Sông Lô, thành phố Việt Trì.

Để triển khai việc xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản đảm bảo các yêu cầu được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, có định hướng rõ ràng, có lộ trình bền bỉ, lâu dài và có thể áp dụng khả thi trong  thực tiễn, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tập trung ưu tiên các chính sách tín dụng, chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là các mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương và phục vụ xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng các nguồn hỗ trợ. Ưu tiên các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường, nguồn nhân lực, thúc đẩy sự liên kết phối hợp giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân để tham gia chặt chẽ, hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu... 

Tỉnh Phú Thọ có thể xem xét xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu nông sản khi lựa chọn những đặc sản vùng miền độc đáo của tỉnh, chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các Bộ, ngành trung ương xây dựng các đề tài, dự án nhằm quản lý và phát triển các đối tượng sở hữu công nghiệp đối với hàng nông sản, trên cơ sở đó phát triển thương hiệu như: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các hàng nông sản độc đáo của tỉnh, góp phần đưa sản phẩm tham gia các kênh tiêu thụ, phân phối lớn tại các tỉnh, các thành phố lân cận và hệ thống siêu thị lớn trên toàn quốc, tiến tới xuất khẩu.  

Có thể xem xét đưa ra một nhãn hiệu (logo) chung của tỉnh và trên cơ sở đó, từng đặc sản nông sản riêng rẽ của tỉnh có thể xây dựng logo riêng. Đặc biệt, cần tích cực tuyên truyền, vận động bà con nông dân tham gia vào các hội, hiệp hội, làng nghề để thống nhất quan điểm trong việc áp dụng quy trình sản xuất, hạn chế sản xuất tự phát, làm mai một danh tiếng các sản phẩm đặc sản địa phương trong mắt người tiêu dùng...

Đinh Vũ/ Báo Phú Thọ


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 31848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 745809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59754132