07:23 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Thông tin khác


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xứ Mường vào mùa tất bật thu “vàng” từ trái vàng

Thứ bảy - 24/11/2018 10:15
Những ngày này, vựa cam Cao Phong đang bước vào vụ thu hoạch rộ. Cam lòng vàng - giống cam đã tạo nên thương hiệu cam Cao Phong nổi tiếng đã chín vàng óng. So với vụ trước, năm nay giá cam có giảm hơn đôi chút, nhưng người nông dân vẫn vui vì cam được mùa.

Bà Nguyễn Thị Thi ở khu 1, thị trấn Cao Phong, là một trong những đầu mối thu mua cam lớn nhất huyện Cao Phong.  Năm nào ngôi nhà của bà ở mặt đường Quốc lộ 6 cũng là địa chỉ tin cậy của nhiều lái buôn. Ngày nào, bà cũng tất bật từ sáng đến tối cắt cam cho khách.

 xu muong vao mua tat bat thu “vang” tu trai vang hinh anh 1

Vườn cam của gia đình bà Ngô Thị Na ở xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, với 230 cây, cho thu khoảng 50 tấn quả.  Ảnh: X.T

Bà Thi chia sẻ, năm nay cam bán chậm hơn so với mọi năm. Giá cam có xuống đôi chút, nhưng cam lại ngon và ngọt hơn. Khách lớn thì chưa thấy cắt nhiều, mua cam chủ yếu là khách nhỏ lẻ.

Cũng giống như bà Thi, nhiều nhà vườn ở Cao Phong đã bắt đầu cắt cam bán cho khách. Việc tiêu thụ cam vào chính vụ chậm hơn so với mọi năm. Anh Nguyễn Văn Khánh ở khu 7 cũng có vườn cam lòng vàng đã vào độ thu hoạch. Cam năm nay chín sớm và ngọt hơn, nên anh Khánh đã cắt về Hà Nội bán lẻ ở chợ.

"Bán lẻ mình vất vả, nhưng được cái bù lại giá cao hơn. Mỗi lần tôi chở về khoảng vài tạ cam, bán 2-3 ngày là hết" - anh Khánh cho biết.

So với cách đây 4 năm, diện tích cam Cao Phong gia tăng nhanh chóng gấp 2-3 lần. Do sản lượng quá lớn bị dồn ứ trong thời gian ngắn, nên việc cam tiêu thụ chậm cũng là lẽ thường. Ngoài ra, cam vùng cam Cao Phong cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với các vùng trồng cam khác như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Nghệ An.

Niên vụ 2017 - 2018, cam Cao Phong tiếp tục tăng thêm về diện tích và sản lượng. Thống kê của Phòng NNPTNT, đến nay, toàn huyện có 2.835ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam, trong đó 1.234ha đang thời kỳ kinh doanh, sản lượng toàn vụ ước đạt trên 33.000 tấn. Diện tích cam sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tăng mạnh với 207 hộ áp dụng quy trình, tổng diện tích đạt 305,89ha.

Với việc T.Ư Hội NDVN triển khai dự án ứng dụng chế phẩm vi sinh sản xuất cam Cao Phong theo hướng an toàn sinh học, nhiều người trồng cam ở huyện vùng cao này hy vọng sẽ có cơ hội nhân rộng mô hình để cam không chỉ ngon, ngọt hơn mà an toàn hơn, được nhiều người tiêu dùng ở khắp cả nước ưa thích và xa hơn nữa là có thể phục vụ xuất khẩu...

Theo Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 301

Máy chủ tìm kiếm : 122

Khách viếng thăm : 179


Hôm nayHôm nay : 36910

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 750871

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59759194