04:15 EDT Thứ ba, 19/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới » Thông tin thực hiện chính sách


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khuyến khích nông nghiệp không chỉ bằng vốn

Thứ tư - 01/03/2017 22:54
Hiện nay, rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước đưa ra chiến lược nông nghiệp công nghệ cao, nếu không cẩn trọng, gói hỗ trợ tín dụng cho nông dân dễ biến thành cuộc chạy đua gọi vốn công nghệ cao giữa các vùng miền này.

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (IPSARD), gói kích cầu bằng 1% trên GDP cho nông nghiệp sẽ làm tăng GDP cả nước lên 1,2%, tăng 1,6% thu nhập cho một hộ nông dân và tạo thêm ít nhất 1 triệu việc làm mới liên quan.

Chính vì thế, từ trước đến nay luôn có nhiều gói cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực này, ngành NH cũng xếp nông nghiệp vào 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, ngành NH còn thực hiện các chương trình tín dụng quốc gia như cho vay đổi mới máy móc thiết bị sau thu hoạch, cho vay ngư dân, cho vay chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn…

Thực ra, ưu đãi nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng đã được đưa vào trong điều 15, Nghị định 55 ban hành năm 2015 của Chính phủ. “Hiện đã giải ngân cho 31 dự án thuộc các khu nông nghiệp công nghệ cao trên cả nước với tổng số vốn gần 3.000 tỷ đồng”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết trong buổi hội thảo gần đây.

Agribank hiện đang chiếm khoảng 50% thị phần cung cấp vốn cho lĩnh vực nông nghiệp

Theo thống kê mới nhất, mặc dù nông nghiệp chiếm 17% GDP nhưng vốn tín dụng hiện chỉ chiếm có 10% tổng quy mô toàn hệ thống các TCTD. Một số ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp đều khẳng định rằng việc tiếp cận vốn của các nông hộ từ trước đến nay vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Bởi tín dụng là một loại hình có điều kiện nên thời gian chờ đợi xét duyệt một khoản vay của các NHTM đối với nông hộ còn dài.

Đặc biệt cho vay nông nghiệp có nhiều rủi ro về thiên nhiên, trong khi đó nền nông nghiệp Việt hiện chưa có một cơ chế về bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi nên bên cho vay vẫn ngại rủi ro. Mặc dù NHNN đã có chính sách giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với những TCTD nào có tỷ trọng cao trong cho vay nông nghiệp nông thôn, nhưng các TCTD vẫn chưa làm mạnh vì lo chi phí cao.

Theo TS. Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm đào tạo và tư vấn kinh tế hợp tác, hiện nay các TCTD triển khai cho vay nông nghiệp theo Nghị định 55 của Chính phủ theo hình thức tín chấp, nhưng có giữ tài sản (sổ đỏ - PV) như để làm tin, nhưng nhiều người lại hiểu nhầm là NH hạn chế rót vốn.

Từ những thực tế triển khai các chương trình tín dụng quốc gia những năm qua và tới đây hệ thống NH sẽ tiếp tục mở rộng cho vay nông nghiệp nhất là nông nghiệp công nghệ cao theo chủ trương của Chính phủ, cần hiểu rõ mục tiêu tín dụng NH. Đặc biệt nếu gói tín dụng 100.000 tỷ đồng tới đây được giao cho hệ thống NH thực hiện, các chuyên gia cho rằng, cần làm rõ khái niệm “công nghệ cao”, vì việc đổi con giống, mua máy cày hay trồng cây trong nhà kính không hẳn là công nghệ cao.

Hiện nay, rất nhiều tỉnh, thành trên cả nước đưa ra chiến lược nông nghiệp công nghệ cao, nếu không cẩn trọng, gói hỗ trợ tín dụng cho nông dân dễ biến thành cuộc chạy đua gọi vốn công nghệ cao giữa các vùng miền này. Cụ thể, việc xác định trường hợp cho vay cũng cần phải làm rõ. Theo ông Hải, dòng vốn trực tiếp cũng cần hướng về người nông dân và tùy thuộc vào chính sách cụ thể của từng tỉnh, thay vì các tập đoàn lớn. Bởi các tập đoàn lớn cần chính sách hỗ trợ chứ không phải vì tiền, mà người nông dân mới cần tiền thật sự.

Suy cho cùng, vai trò của các NHTM nhất thiết cần được làm rõ hơn để làm sao hài hòa được giữa việc thực thi chính sách theo NHNN đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người vay. Xét về mặt quy mô, gói tín dụng này chiếm đến 20% quy mô tổng dư nợ tín dụng mà các TCTD rót vào lĩnh vực nông nghiệp tính đến thời điểm này. Theo đó, cần phải có sự tham gia của các NHTM khác bên cạnh Agribank. Bởi từ trước đến nay, mô hình trợ vốn nông nghiệp chủ yếu thông qua Agribank, hiện đang chiếm khoảng 50% thị phần cung cấp vốn cho lĩnh vực nông nghiệp.

Trong khi đó, những khoản vay nhỏ hơn thì thông qua hệ thống đại diện nông hộ như hợp tác xã hay tổ hợp tác, tổ chức tài chính vi mô. Với các NH, lĩnh vực nông nghiệp đã rủi ro, thì nông nghiệp công nghệ cao lại càng rủi ro hơn. Vì thế cần có cơ chế đặc biệt khác để khuyến khích rót vốn vào nông nghiệp, hơn nữa phải rót vốn “đúng người, đúng việc”. Điều này là một thách thức rất lớn không chỉ đối với NH, mà còn đối với cơ quan quản lý liên quan, về lâu dài các cơ quan thuộc Chính phủ nên tính đến nguồn quỹ để tạo lập nguồn vốn khi thực hiện một chính sách hỗ trợ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176


Hôm nayHôm nay : 29430

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 728536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58320591