22:48 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần chăn nuôi an toàn sinh học để phát triển bền vững

Thứ bảy - 15/06/2019 11:00
Do ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh dịch tả lợn châu Phi nên ngành chăn nuôi chưa bao giờ gặp khó khăn như hiện nay. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp để thay thế thịt lợn là vấn đề hết sức cần thiết.
Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thiện Tâm

Ngày 14/6, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị Bàn các giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững với diễn biến dịch tả lợn châu Phi hiện nay trên địa bàn thành phố.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, chăn nuôi lợn của nước ta chiếm tỉ trọng quá lớn so với các đối tượng chăn nuôi khác. Bên cạnh đó, ở Việt Nam từ trước đến nay đã bị mất cân đối trong chăn nuôi và tiêu thụ thịt. Cụ thể, tiêu thụ thịt lợn lên đến 65%-70%; 20%-25% gia cầm, còn lại là thịt gia súc ăn cỏ chiếm 10%-15%. Trong khi đó các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á có ngành chăn nuôi phát triển, thịt lợn chỉ chiếm 20%-25%, gia cầm 40%, 30%-35% gia súc ăn cỏ.

Theo ông Hà Tiến Nghi, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp cho biết, hiện giá trị sản xuất chăn nuôi, thủy sản của Hà Nội chiếm gần 53% GDP trong sản xuất nông nghiệp của thành phố. Trọng tâm cung cấp con giống cho các tỉnh lân cận, phát triển theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi ngoài khu dân cư. Đồng thời xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất- cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo được chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng tham gia chuỗi phù hợp với xu thế tiêu dùng hiện nay.

Theo số liệu thống kê, hiện nay đàn vật nuôi biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó đàn trâu bò giảm 15%, sản lượng sản xuất của thành phố khoảng 10 nghìn tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được gần 20% nhu cầu thịt bò và ước tính nhu cầu thịt bò sẽ tăng trong thời gian tới; đàn lợn giảm 8%; đàn gia cầm tăng 19%. Bên cạnh đó, diện tích nuôi trồng thủy sản của thành phố cũng dần phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Ngoài ra Hà Nội cũng phát triển được 76 xã chăn nuôi trọng điểm, với tổng đàn chiếm trên 40% tổng đàn toàn thành phố; thực hiện chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi...

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên ngành chăn nuôi lợn của Hà Nội đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y và Chăn nuôi, bệnh dịch xảy ra từ ngày 23/2 với 25 con lợn rừng tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên. Tính đến ngày 12/6, dịch tả lợn châu Phi đã làm mắc và tiêu hủy 350 nghìn con, chiếm 22.5% tổng đàn tại 19.200 hộ nuôi, chiếm 26% tổng hộ chăn nuôi lợn. Trong đó có 11 trang trại chăn nuôi chiếm 0.12% trang trại chăn nuôi, 434 xã, phường, thị trấn của 2.070 thôn, bản, tổ dân phố (ước tính thiệt hại khoảng trên 600 tỷ). Hiện nay thành phố đang tập trung chỉ đạo các giải pháp ứng phó với dịch bệnh hạn chế thấp nhất rủi ro, thiệt hại. Đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi, có kế hoạch phát triển mạnh như chăn nuôi bò, gia cầm và thủy sản để dần thay thế thịt lợn. Đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm động vật cho người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bền vững trong tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Tập trung vào sản xuất con giống và đẩy mạnh phát triển chuỗi, chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển chăn nuôi theo hướng đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn sinh học và gắn với ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi. Tập trung phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, với truyền thống sử dụng thực phẩm lâu đời của Việt Nam thì việc thay thế thịt lợn là điều rất khó. Vì vậy việc phát triển chăn nuôi bền vững là hướng đi lâu dài và cần tập trung khắc phục khó khăn để triển khai.

Theo đó Hà Nội cần tái cơ cấu chăn nuôi phát triển theo chuỗi, giết mổ tập trung và phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết. Đồng thời phải dự trữ quốc gia đối với thịt lợn.

Đặc biệt, do chúng ta đã có hạ tầng chăn nuôi từ lâu, khó có thể bỏ được vì vậy phải tìm hướng phát triển chăn nuôi để phát triển bền vững. Đồng thời người chăn nuôi nên tin tưởng vào chăn nuôi của Việt Nam sẽ phát triển và cơ quan chức năng sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp để thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Theo Thiện Tâm/thanglong.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 174


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 948541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59956864