07:03 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đầu tư phát triển khoa học công nghệ ở Đồng bằng sông Cửu Long: Động lực để phát triển nền nông nghiệp bền vững

Thứ hai - 29/10/2012 20:34
Mỗi năm, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 90% lượng gạo xuất khẩu, 36% giá trị xuất khẩu nông sản, 52% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây cho cả nước. Có được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực phấn đấu của người dân và sự hỗ trợ chính quyền các địa phương trong việc chuyển giao khoa học và công nghệ (KH-CN) trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để khắc phục những yếu kém nhất định cũng như việc phát huy kết quả đạt được, đòi hỏi vùng ĐBSCL phải có những giải pháp phát triển KH-CN thực sự hiệu quả trong thời gian tới.

Khẳng định vai trò
Hiện nay, bước đột phá của KH-CN ở ĐBSCL trong sản xuất nông nghiệp là đang tập trung vào phát triển lai tạo cây giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác và nuôi trồng. Trong đó, nổi bật nhất là tạo được giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh và cho năng suất cao như: MTC 250, IR64, OM4900, AS996, lúa thơm ST… Cùng với cây lúa, việc nhân cây giống, phát triển cây ăn quả của vùng ĐBSCL đã đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi cho trái ngon và được nhiều người biết đến như: Xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng cơm vàng hạt lép, thanh long ruột đỏ, vú sữa Lò Rèn, nhãn tiêu,...
Bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Bến Tre, cho biết:
- Điểm nhấn rõ rệt của việc đẩy mạnh ứng dụng KH-CN trên địa bàn tỉnh là thực hiện dự án trồng xen ca cao trong vườn dừa. Tuy mới phát triển vài năm nay nhưng diện tích ca cao đã lên hơn 8.500 ha và ước sản lượng đạt 42,5 tấn quả tươi. Cách trồng trên vừa tiết kiệm diện tích đất canh tác, vừa mang lại hiệu quả cao, tăng thu nhập cho người dân. Hiện Bến Tre đang hướng đến việc sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng thương hiệu ca cao Bến Tre lên một tầm cao hơn, thị trường xuất khẩu rộng hơn…
 
Tập trung phát triển khoa học công nghệ để nâng hiệu quả sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Còn theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, dưới tác động của việc ứng dụng KH-CN, những mô hình kinh tế sinh thái đã hình thành trên địa bàn tỉnh, như: Mô hình trồng rau, hoa trong nhà kính, nhà lưới… Quy trình công nghệ này là phương pháp canh tác hữu cơ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kỹ thuật hiện đại, làm tăng hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội.
Xác định vai trò quan trọng của KH-CN, nhiều đề tài, dự án trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL đã được nghiên cứu, ứng dụng vào thực tế trong nhiều năm qua. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2005 đến nay, vùng ĐBSCL đã thực hiện được gần 800 đề tài, dự án phục vụ phát triển nông nghiệp; trong đó có gần 60 dự án được Bộ KH-CN được ứng dụng vào sản xuất…
Năng lực cạnh tranh còn yếu, kém bền vững
Tuy có những thành tựu quan trọng trên nhưng đến nay sự phát triển nông nghiệp của vùng còn kém bền vững. Hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng cạnh tranh thấp; công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới còn nhiều bất cập; hệ thống quản lý nước phục vụ cho tưới tiêu, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, công tác bảo quản sau thu hoạch, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp…
Theo ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL đến nay vẫn còn nhiều bất cập, nông dân trồng lúa vẫn là người nghèo và gặp nhiều khó khăn như: Thiếu số lượng lớn các giống lúa có năng suất cao; chưa thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống bảo quản, tồn trữ còn quá yếu; thị trường tiêu thụ không ổn định… vì thế cuộc sống người dân còn nghèo. Là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo nhưng từ trước đến nay ĐBSCL được đầu tư thấp và hiệu quả chưa cao vì thiếu đồng bộ, thiếu liên kết vùng.
Ông Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết:
- ĐBSCL chưa quy hoạch được nhiều vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa, năng lực cạnh tranh của nông sản hàng hóa vẫn còn yếu… Bên cạnh đó, điệp khúc được mùa, rớt giá trong tiêu thụ hàng hóa cho nông dân hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL vẫn thường xuyên xảy ra. Điều này có thể do các đề tài KH-CN hiện chỉ tập trung giải quyết từng mảng của vấn đề mà không liên kết toàn bộ vấn đề, giải quyết từng thành phần kỹ thuật đơn lẻ mà không bao gồm toàn bộ quá trình. Điều này dẫn đến nhiều đề tài, công trình khoa học ứng dụng không cao, nghiên cứu xong cất vào tủ hoặc có thể nguyên nhân là do giới hạn về kinh phí nên rất nhiều đề tài KH-CN không thực hiện đến cùng.
Đẩy mạnh liên kết để tạo sức bật mới
“Giải pháp phát triển nông nghiệp của tỉnh là xây dựng cho nông dân một kiến thức cao về KH-CN. Phải ứng dụng ngay những công nghệ cao vào việc sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng địa phương”, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Bến Tre cho biết. Tuy nhiên, theo bà Thủy, để phát triển nhanh việc ứng dụng KH-CN, trong thời gian tới “cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính quyền trong việc lựa chọn các vùng trọng điểm để có chính sách đầu tư thỏa đáng. Để nâng cao hiệu quả của KH-CN, cần một mối liên kết giữa các cấp, ngành trong vùng”.
Còn theo ông Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL, nhà nước cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu và ứng dụng KH-CN để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo, nâng cao đời sống của người trồng lúa. Cùng với đó, cần tạo sự liên kết vùng và liên kết “4 nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp). Theo đó, mỗi “nhà” cần được phân vai cụ thể, nếu vai nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì công tác sản xuất lúa gạo mới đi vào ổn định và phát triển bền vững.
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, vùng ĐBSCL cần có sự liên kết trong nghiên cứu, phát triển KH-CN. Trong đó, cần phải có một “nhạc trưởng” để định hướng, điều tiết các chương trình nghiên cứu khoa học và tạo ra sự thống nhất cao. Ngoài ra, cần phải có nhiều chính sách hơn nữa hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan nghiên cứu KH-CN phục vụ nông nghiệp ở các địa phương. Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án khoa học theo một hệ thống tạo cơ sở thuận lợi cho việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Trong đó, cần chú trọng các đề tài có liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Bài và ảnh: VĂN XÂY
Theo qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản lượng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 134

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 133


Hôm nayHôm nay : 37836

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 801038

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59809361