04:32 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đường nội… tắc đầu ra

Thứ hai - 03/12/2012 20:28
Các nhà máy đường ở ĐBSCL đang lâm vào cảnh khốn đốn bởi đường sản xuất ra không bán được, trong khi giá liên tục sụt giảm.
Đường tồn kho, giá giảm và khó tiêu thụ khiến các nhà máy ở ĐBSCL lao đao. Ảnh: Huỳnh Lợi

Đường tồn kho, giá giảm và khó tiêu thụ khiến các nhà máy ở ĐBSCL lao đao. Ảnh: Huỳnh Lợi

Sản xuất nhiều, càng lỗ nặng

Đó là thực trạng mà các nhà máy đường ở ĐBSCL đang đối mặt. Ông Nguyễn Hoàng Ngoan, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) chua chát: “Nếu như thời điểm này năm ngoái giá đường dao động từ 18.000 - 19.000 đồng/kg, khách hàng mua rất đông; nay giảm chỉ còn 14.500 đồng/kg mà kêu bán hổng ai mua. Tình hình này kéo dài khiến nhà máy rất rối”. Từ đầu vụ 2012- 2013 đến nay, 2 nhà máy Phụng Hiệp và Vị Thanh (thuộc Casuco) sản xuất 38.000 tấn đường. Dù đã “chào giá” và áp dụng khuyến mãi đủ cách nhưng chỉ mới bán được 18.000 tấn, hiện còn tồn kho 20.000 tấn đường; trong khi thời gian sản xuất còn kéo dài đến tận tháng 4-2013 mới kết thúc vụ.

Để đảm bảo cho nông dân không bị lỗ nên nhà máy mua mía nguyên liệu với giá từ 1.020 - 1.045 đồng/kg (loại 10 chữ đường), cộng với các khoản chi phí đầu vào đều tăng nên giá thành sản xuất đường lên tới 15.000 - 15.500 đồng/kg. Trong khi giá đường sụt thê thảm khiến nhà máy lỗ 500 - 1.000 đồng/kg. Theo tính toán, mỗi ngày 2 nhà máy đường Phụng Hiệp và Vị Thanh sản xuất hơn 550 tấn đường, lỗ 400 - 500 triệu đồng. Đồng cảnh ngộ trên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Giám đốc Công ty cổ phần Mía đường Bến Tre, lo lắng: “Mỗi ngày nhà máy sản xuất khoảng 180 tấn đường, nâng tổng sản lượng từ đầu vụ đến nay lên 6.000 tấn. Tuy nhiên mới bán được 2.000 tấn, 4.000 tấn còn lại phải “ôm” kho và đang chịu lãi ngân hàng”.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam thừa nhận, các nhà máy đang rơi vào tình cảnh hết sức khó “càng sản xuất nhiều, càng lỗ nặng”. Điều trớ trêu là đã gần đến Tết Quý Tỵ 2013, nhu cầu cần đường cát để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, tiêu dùng tăng… Song, giá đường nội địa vẫn giảm mạnh và khó tiêu thụ. Thống kê sơ bộ, 10 nhà máy đường ở ĐBSCL đang tồn kho khoảng 80.000 tấn đường và số lượng sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới. Bình quân mỗi nhà máy đường cần khoảng 2 - 4 tỷ đồng/ngày để thu mua mía nguyên liệu, thế nhưng đường sản xuất ra không bán được làm cho nguồn vốn hoạt động rất căng thẳng. Chưa kể đường tồn kho càng lâu, khiến chi phí giá thành tăng thêm và lỗ sẽ chồng lên lỗ.

Đường lậu thao túng thị trường

Chiều 3-12, ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, đã có một nhà máy đường ở ĐBSCL tính toán tạm ngưng hoạt động trong vài ngày tới, bởi sản xuất không hiệu quả, do giá đường quá thấp và tắc đầu ra. Hiệp hội đang lo lắng, liệu tới đây có thêm các nhà máy khác buộc phải ngưng sản xuất, khi đó ngàn chục ngàn héc-ta mía của nông dân không biết giải quyết ra sao?

Một trong những nguyên nhân khiến đường nội rớt giá, nhà máy điêu đứng là do đường cát Thái Lan nhập lậu tràn qua biên giới bán giá thấp, thao túng thị trường. Ước mỗi năm có khoảng 400.000 - 500.000 tấn đường nhập lậu qua biên giới. Đường lậu chiếm hầu hết thị phần tiêu thụ ở các tỉnh thành phía Nam và một phần phía Bắc, vừa gây khó khăn cho đường nội địa, vừa làm thất thu nguồn thuế của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm (thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp…).

Mặt khác, đường nhập lậu còn đe dọa tới ngành sản xuất đường trong nước và đời sống của hàng triệu hộ dân trồng mía. Ông Long thừa nhận, các nhà máy đường trong nước đang nỗ lực đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, phối hợp cùng nông dân và ngành nông nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng mía; các nhà máy sản xuất nộp thuế đóng góp vào ngân sách địa phương… Trong khi đường lậu thì trốn thuế nên bán giá thấp vẫn có lời. Vì vậy, đường nội địa không cách nào cạnh tranh lại. Ông Nguyễn Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam bức xúc: “Đường lậu đang bày bán công khai ở nhiều nơi, thế nhưng các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả”.

Trước sự tung hoành của đường lậu, Hiệp hội Mía đường Việt Nam vừa có công văn kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan có biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn, cấm tiếp tay với đường lậu; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có liên quan đến buôn lậu đường. Hiệp hội sẵn sàng hợp tác và đóng góp kinh phí để ngăn đường lậu.

Theo dự kiến, niên vụ 2012 - 2013, các nhà máy đường trong nước sản xuất trên 1,5 triệu tấn; cộng với lượng đường nhập khẩu theo cam kết WTO là 70.000 tấn, đường tồn kho từ vụ trước khoảng 178.100 tấn… nâng tổng sản lượng đường lên hơn 1,74 triệu tấn. Cân đối với nhu cầu tiêu dùng trong nước, dự báo sẽ thừa hơn 400.000 tấn đường (chưa kể đường nhập lậu). Để giải quyết hết lượng đường dư thừa và đẩy mạnh tiêu thụ đường nội địa, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đề xuất ngành chức năng khẩn trương “cứu” ngành mía đường bằng cách cho cơ chế thuận lợi để xuất khẩu mặt hàng đường. Kiểm soát chặt việc nhập khẩu mật rỉ đường, không nên áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0% gây khó cho đường sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Thành Long cho rằng, chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường đã hoàn thành và đang hướng tới 2 triệu tấn đường vào năm 2020 nhằm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Song hiện tại, ngành mía đường đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, rất cần sự trợ giúp tích cực từ các bộ ngành trung ương để cứu vãn thị trường, từng bước ổn định sản xuất. Vấn đề bức bách là phải tìm cách ngăn đường nhập lậu, đồng thời tính toán đẩy mạnh xuất khẩu đường một cách linh hoạt nhằm nâng giá đường nội tăng lên, cứu nhà máy và hàng triệu hộ dân trồng mía. Ngược lại, nếu tới đây giá đường vẫn không cải thiện và giá mía sụt giảm - nông dân thua lỗ thì hàng loạt hộ phá bỏ ruộng mía là khó tránh khỏi.

Huỳnh Phước Lợi
sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 24905

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 957714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59966037