20:05 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Nam đẩy nhanh tiến độ XDNTM

Thứ hai - 22/10/2012 05:22
Vốn là vùng "chiêm khê mùa thối", nhưng nhờ biết phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong nông nghiệp, đặc biệt là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, từ sản xuất độc canh sang đa canh, tỉnh Hà Nam đã dần hình thành nền nông nghiệp đa dạng với đủ loại sản phẩm, vừa đem lại thu nhập cao cho nông dân, vừa góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM.

bà Vang (ngoài cùng bên trái) thăm điểm trình diễn giống lúa lai Nam Ưu 209 tại HTX Xuân Khê (Lý Nhân).

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Vang, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết:

Trên thực tế, sản xuất nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhất là về hạ tầng, song nông dân Hà Nam đã biết khai thác tiềm năng về đất và tận dụng thế mạnh về thị trường, trình độ thâm canh, luôn tìm tòi, sáng tạo nhằm tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị, hiệu quả quay vòng đất, nhạy bén trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá…, nhờ vậy mà những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hà Nam đã có bước tiến rõ nét, đặc biệt là năng suất và sản lượng lúa ngày càng tăng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và có dư thừa để làm hàng hóa.

Vài năm gần đây, diện tích cấy lúa 2 vụ của tỉnh bình quân đạt 34.000ha/vụ, trong đó, cơ cấu giống vụ đông xuân là 60% lúa lai, 30% lúa chất lượng cao, 10% lúa thuần chất lượng; vụ mùa là 20% lúa lai, 40% lúa chất lượng, còn lại là lúa thuần.

Thực tế sản xuất cho thấy, lúa lai vẫn thể hiện tốt ưu thế của mình và cho năng suất cao hơn lúa thuần khoảng 10 - 15%, nhưng trong điều kiện vụ đông xuân thì tỉnh vẫn bố trí 60% lúa lai, vụ mùa 20%, còn lại để bố trí các loại giống lúa ngắn ngày, giống kháng bạc lá như Bác ưu, hoặc các giống lúa 2 dòng để đảm bảo sản xuất bền vững. Tỉnh cũng đang có kế hoạch tăng diện tích các giống lúa chất lượng để làm hàng hóa, góp phần tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Thưa bà, nhiều địa phương ở miền Bắc đang triển khai cánh đồng mẫu lớn, ở Hà Nam, ngành nông nghiệp hưởng ứng chủ trương này như thế nào?

Hà Nam đã giao chỉ tiêu xây dựng cánh đồng mẫu lớn cho các huyện, nhưng thực tế là cánh đồng mẫu lớn đã có trên địa bàn từ lâu, quy mô 100 - 150ha/cánh đồng. Vấn đề là, chưa có doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi sản xuất để tiêu thụ sản phẩm cho nông dân; việc sản xuất đồng trà, đồng vụ còn khó khăn. Tuy rằng đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng các cánh đồng này vẫn chưa thể hiện đúng ý nghĩa của cánh đồng mẫu lớn, tức là có sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân.

Ngay trong vụ đông năm nay, những cánh đồng có diện tích 20 - 25ha trên địa bàn khá phổ biến, chủ yếu trồng dưa chuột, bí, thậm chí có những cánh đồng ngô, đậu tương lên đến cả trăm hecta. Một mặt chúng tôi vận động, khuyến khích bà con sản xuất tập trung, một mặt cố gắng tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp cùng bắt tay với nông dân từ khâu sản xuất cho tới tiêu thụ.

Tỉnh đã có chính sách gì giúp bà con xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thưa bà?

Trong bối cảnh XDNTM, với mục tiêu cao nhất là nâng cao thu nhập cho nông dân, Hà Nam đã xây dựng nhiều đề án cụ thể nhằm giúp bà con tăng giá trị thu nhập. Theo đó, trong giai đoạn từ nay đến 2015, tỉnh triển khai hàng loạt đề án (với lộ trình 5 năm), như đề án sử dụng đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tăng cơ cấu đàn; đề án hỗ trợ phát triển cây hàng hóa có giá trị xuất khẩu như dưa chuột, ớt, bí đỏ, cà chua; đề án phát triển sản xuất nấm ăn các loại; đề án củng cố, nâng cao hoạt động của HTX nông nghiệp; đề án phát triển chăn nuôi tập trung quy mô lớn; đề án phát triển nước sạch cho các vùng nông thôn…

Riêng về việc thay đổi cơ cấu giống lúa, trong giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông nghiệp tỉnh đã có đề án hỗ trợ phát triển các loại cây trồng hàng hóa, gồm có lúa chất lượng. Theo đó, tỉnh hỗ trợ bà con 50 - 60% tiền giống, 30% vật tư; hỗ trợ toàn bộ tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo.

Từ đề án này, người dân đã mạnh dạn tăng diện tích lúa lai, lúa chất lượng và đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể là diện tích lúa chất lượng trong vụ xuân hiện nay đạt 30%, vụ mùa đạt 40%, trong khi trước đó, diện tích lúa chất lượng chỉ đạt 9 - 10%/vụ.

Bên cạnh những giải pháp trên, tỉnh cũng đang tập trung chỉ đạo triển khai đồng loạt các xã dồn đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng, phấn đấu 28 xã thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 phải hoàn thành trong năm 2012, còn các xã khác hoàn thành cơ bản vào năm 2013. Làm được điều này, Hà Nam sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ XDNTM.

Xin cảm ơn bà!

Minh Huệ (thực hiện)

Nguồn:kinhtenonghton.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 122


Hôm nayHôm nay : 33416

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 943982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59952305