15:34 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hàng hữu cơ ngoại khó vào Việt Nam

Thứ ba - 12/06/2018 03:40
Nguồn cung thực phẩm hữu cơ trong nước còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nhưng việc nhập khẩu chính ngạch còn gặp nhiều trở ngại

Thị trường sản phẩm hữu cơ nhập khẩu (bao gồm thực phẩm và phi thực phẩm) mới hình thành những năm gần đây nên còn ít đầu mối chuyên nhập khẩu dòng hàng này. Đa số sản phẩm đang được rao bán trên thị trường là hàng "xách tay" nên người tiêu dùng thường phải mua giá cao nhưng không được hưởng chính sách hậu mãi tương xứng. 

"Mua chung" từ nước ngoài

Trên mạng xã hội đang hình thành nhiều cộng đồng chuyên về nông nghiệp hữu cơ và sản phẩm hữu cơ thu hút nhiều thành viên tham gia như: "Tiêu dùng hữu cơ", "Chọn chứng nhận organic", "Sống hữu cơ"... Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực mới mẻ này, nhiều thành viên còn kết hợp bán hàng, giới thiệu sản phẩm hướng đến nhóm khách tiềm năng. Các trang này còn giới thiệu nhiều điểm bán hàng hữu cơ uy tín nhưng hầu hết đều là hàng xách tay bán qua mạng, không đăng ký kinh doanh; việc chứng minh nguồn gốc hàng hóa chủ yếu từ "bill" (hóa đơn) mua từ nước ngoài. Thỉnh thoảng các siêu thị nước ngoài có đợt giảm giá, các thành viên rủ nhau đặt hàng để chia sẻ phí vận chuyển.

Hàng hữu cơ ngoại khó vào Việt Nam - Ảnh 1.

Gian hàng của hãng sữa Organic Valley (Mỹ) tại TP HCM trong một hội chợ thực phẩm

Tại một cửa hàng thực phẩm cao cấp trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 1, TP HCM), bên cạnh các mặt hàng nhập khẩu có nhãn phụ bằng tiếng Việt với đầy đủ thông tin sản phẩm còn có kệ trưng bày hàng hữu cơ xách tay. Theo quan sát của phóng viên, phần lớn hàng xách tay tại đây thuộc nhóm gia vị hữu cơ, tên và giá bán được dán sơ sài trên sản phẩm. Tất cả thông tin về sản phẩm đều ghi bằng tiếng Nhật (ít người biết) nên việc sử dụng chủ yếu dựa vào hướng dẫn của nhân viên bán hàng hoặc tự tìm hiểu trên mạng.

Đại diện Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thiên Ân Lê (TP HCM), chuyên bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng "không hóa chất", cho biết hiện có nhiều nguồn cung cấp hàng hữu cơ nhập khẩu nhưng đa phần là xách tay, không có giấy tờ. "Do hoạt động có đăng ký kinh doanh, có cửa hàng nên công ty chỉ bán hàng nhập khẩu hợp pháp từ một số đầu mối ít ỏi như Công ty NTP (sữa hạt, ngũ cốc, dầu ăn,...), Công ty Fire Phoenix chuyên nhập các hóa phẩm (nước rửa tay, rửa chén, nước giặt...), Công ty Solomon chuyên các sản phẩm từ sữa organic" - đại diện công ty này nói.

Thuế cao, thủ tục nhiều

Theo bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu chuỗi cửa hàng Organica), thị trường thực phẩm hữu cơ Việt Nam còn rất nhỏ nên chưa có nhiều đầu mối chuyên nhập khẩu dòng hàng này. "Một số đơn vị nhập thực phẩm nhập thêm vài mặt hàng hữu cơ để thăm dò thị trường. Organica có lợi thế là một trong những đơn vị kinh doanh thực phẩm hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam, bước đầu xây dựng được uy tín với nhà cung cấp nên có nhiều cơ hội tiếp xúc với các đơn vị xuất khẩu nước ngoài muốn đưa thực phẩm hữu cơ vào Việt Nam" - bà Thảo bộc bạch.

 

Công ty TNHH Solomon International (TP HCM) là nhà phân phối độc quyền của hãng Organic Valley (thương hiệu sữa hữu cơ nổi tiếng của Mỹ) tại Việt Nam từ năm 2012. Bà Phan Thị Hồng Quyên, đồng sáng lập Công ty TNHH Solomon International, thừa nhận phải mất 2 năm đàm phán với hãng Organic Valley do quy định chọn hệ thống phân phối của hãng ở nước ngoài đòi hỏi tiêu chuẩn rất cao và quản lý nghiêm ngặt. "Họ xách tay thì chỉ nhập được vài món, chi phí trên từng sản phẩm rất cao nên giá bán tại Việt Nam cao gấp 3 lần ở Mỹ. Chúng tôi nhập số lượng lớn, tính bằng container nên giá bán chỉ cao hơn ở Mỹ một chút. Điều này có nghĩa là với từng mặt hàng, khi có thị trường đủ lớn thì mới bảo đảm hiệu quả khi nhập khẩu chính thức. Nhập khẩu thực phẩm theo đường chính ngạch đòi hỏi rất nhiều thủ tục kể cả từ Mỹ và Việt Nam, ngoài ra mức áp thuế nhập khẩu của Việt Nam cho nhóm sản phẩm sữa từ Mỹ khá cao (thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT 10%) làm đội giá sản phẩm. Nếu thuế giảm xuống 20% thì sẽ mở rộng được đối tượng tiêu thụ hơn" - bà Quyên phân tích.

Để đạt chứng nhận hữu cơ (nhất là chuẩn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản), các nhà sản xuất phải đáp ứng yêu cầu cao nhất trong lĩnh vực thực phẩm nhưng khi nhập khẩu vẫn phải thực hiện các thủ tục như thực phẩm thường, không được ưu tiên. Điều này khiến các doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, chi phí trong việc xin giấy phép nhập khẩu, phân tích mẫu để một mặt hàng được lưu thông hợp pháp trong khi số lượng nhập khẩu nhỏ do phân khúc thị trường hẹp. "Thực phẩm có chứng nhận hữu cơ là đã đáp ứng các điều kiện về an toàn thực phẩm. Nhà nhập khẩu chỉ cần chứng minh hàng nhập đang được bán tại các thị trường khó tính thì nên miễn yêu cầu phân tích mẫu để giảm chi phí" - bà Phạm Phương Thảo đề nghị. 

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC/nld.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 769298

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59777621