02:29 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm vườn đô thị: Xu thế mới với nhiều ý nghĩa thiết thực

Chủ nhật - 26/01/2020 23:26
KTNT Với vai trò, ý nghĩa về nhiều mặt, làm vườn đô thị cùng với nông nghiệp đô thị đang là hoạt động thực tiễn ngày càng phổ biến, được đông đảo cư dân thành phố đồng tình, ủng hộ và tham gia.

Đây sẽ là xu thế tất yếu để phát triển bền vững đô thị trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

tr11.jpg
Góc vườn sân thượng với đủ loại rau quả sạch của gia đình chị Thanh Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội).

Xu thế mới

Vườn đô thị xuất hiện đồng thời với việc ra đời của các thành phố cổ xưa nhất trên thế giới, tức là hơn 3.000 năm trước. Vườn treo Babylon- một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại và nhiều bằng chứng lịch sử khác cho thấy vườn đô thị đã tồn tại từ giai đoạn phát triển của nền văn minh Lưỡng Hà. Qua thời gian, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của loài người và quá trình đô thị hóa, vai trò của vườn đô thị ngày càng được khẳng định và được bổ sung thêm những nội dung và ý nghĩa mới.

Khái niệm “Làm vườn đô thị” có thể được hiểu là việc sử dụng các diện tích nhỏ, các lô đất trống, sân vườn, thảm cỏ, ban công, sân thượng, tường nhà…, thậm chí một không gian hẹp ngay trong nhà ở tại các thành phố để trồng rau, quả, cây dược liệu, cây cảnh… với nhiều mục đích khác nhau và bằng các phương pháp khác nhau, từ các phương pháp hữu cơ truyền thống, trồng cây trong hộp, trong chậu vại… đến các phương pháp ứng dụng công nghệ cao.

 Tại Việt Nam, ngay sau khi Cách mạng thánh Tám (1945) thành công, để chống “giặc đói”, Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng non trẻ đã phát động phong trào tăng gia sản xuất lương thực, thực phẩm ở bất cứ nơi nào có thể làm được, kể cả trên các lô đất trống ven đường, sân nhà, sân cơ quan, ban công, sân thượng, nóc nhà… Đến nay, tại nhiều quốc gia, phát triển vườn đô thị và nông nghiệp đô thị vẫn gắn với vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

Trong thế kỷ 20, đặc biệt là khoảng 25 năm trở lại đây, vườn đô thị và nông nghiệp đô thị luôn được đề cập đến cùng với chủ đề phát triển đô thị xanh, bền vững tại hầu hết các nước trên thế giới.

Tổ chức Lương - Nông Liên Hiệp quốc (FAO) ước tính, trên thế giới có khoảng 800 triệu người làm vườn (trồng rau, quả…) hay chăn nuôi ở thành phố, cung cấp tới 15- 20% lượng thực phẩm cho thế giới.  Gần 1/3 sản lượng thực phẩm của Nhật Bản được sản xuất bởi nông nghiệp đô thị và nông dân đô thị vẫn chiếm tới 25% tổng số nông dân của đất nước này. Tại Cairo (Ai Cập), đầu thập kỷ 1990, một nhóm nghiên cứu nông nghiệp đã đưa ra sáng kiến phát triển phương pháp trồng rau trên sân thượng tại đô thị đông dân. Mô hình này đã thành công và được nhân rộng nhanh chóng với sự ủng hộ của FAO.

 

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, làm vườn đô thị và nông nghiệp đô thị là một thực tế mới và một xu thế tất yếu. Con số này ước tính sẽ tăng lên 70% theo dự báo của Liên Hợp quốc. Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng trên thế giới đã đẩy lùi những nông trại ven các thành phố trước đây ra xa hơn và biến chúng thành các khu nhà ở cao tầng và các công trình đô thị.

tr11a.jpg
Trồng rau trên sân thượng không chỉ để cả gia đình yên tâm với nguồn thực phẩm sạch mà chị Ngọc Quyên (Hà Nội) còn trồng vì đam mê, vì yêu thích được sống gần hơn với thiên nhiên.
 

Quá trình đô thị hóa đồng nghĩa với việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, tăng số lượng cư dân thành phố cùng với tác động của biến đổi khí hậu,  áp lực đảm bảo an ninh lương thực, phát triển đô thị bền vững đang tạo cơ hội thuận lợi cho phát triển vườn đô thị và nông nghiệp đô thị. Ngày nay, nông nghiệp đô thị và làm vườn đô thị là một phần không thể thiếu trong quy hoạch đô thị ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Lợi ích thiết thực

Tổng kết thực tiễn từ nhiều năm qua, các chuyên gia và các nhà nghiên cứu cho rằng, hoạt động làm vườn đô thị có ý nghĩa về nhiều mặt.

Thứ nhất, làm vườn đô thị là hoạt động sản xuất ra thực phẩm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho người làm vườn. Đại đa số người làm vườn đều thấy thú vị và an tâm khi được tự tay trồng và chăm sóc, thu hoạch cây thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mình. Trong bối cảnh vấn đề an toàn thực phẩm chưa được đảm bảo tại nhiều nước, việc tự trồng rau, quả là một giải pháp đã và đang được thực hành ngày càng phổ biến.

Làm vườn đô thị góp phần thiết thực xóa bỏ các “sa mạc thực phẩm” (khu vực thiếu thực phẩm tươi), do thực phẩm tươi thường quá đắt đỏ hoặc chỉ được bán quá xa các khu đô thị. Tại nhiều nước, làm vườn đô thị giúp tận dụng những không gian còn bỏ trống trong thành phố, tạo công ăn việc làm và đem lại thu nhập cho không ít người thất nghiệp.

tr11b.png
Singapore - đảo quốc xanh.

Thứ hai, làm vườn đô thị đem lại niềm vui và tăng cường sức khỏe cho người làm vườn.  Nhiều người cho rằng, người làm vườn không bao giờ già vì công việc làm vườn luôn đem đến cho họ nhiều niềm vui và sự đam mê, sáng tạo không ngừng. Làm vườn giúp cho người cao tuổi cảm thấy “ sống vui, sống khỏe, sống có ích”. Nhiều người tìm thấy cảm giác yên bình khi làm vườn, chăm sóc cây cối; thấy gần gũi với thiên nhiên, được vận động và hòa mình vào không gian yên tĩnh đề thanh tịnh tâm hồn. Họ cũng được tận hưởng cảm giác thú vị khi được thu hái rau quả tươi ngon, an toàn, bổ dưỡng do chính tay mình chăm sóc để sử dụng cho bữa ăn gia đình hoặc đem tặng bạn bè, người thân những sản phẩm “cây nhà, lá vườn” khiến mọi người rất cảm động và trân quý.

Thứ ba, làm vườn đô thị góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ nhà ở và cải thiện cảnh quan của không gian sống. Trồng cây trên mái nhà, trên sân thượng hoặc ban công… không chỉ làm tăng mĩ quan của ngôi nhà mà còn mang ý nghĩa công năng thật sự. Đây là một giải pháp chống nóng rất hiệu quả, giúp ngăn bức xạ xuống bề mặt bê tông, điều hòa nhiệt độ, giảm thiểu hiện tượng co ngót, gây nứt bề mặt, từ đó dẫn đến hiện tượng thấm dột.

Vườn đô thị tạo ra những khoảng không gian xanh để chủ nhân của nó được tận hưởng những phút giây thư giãn, yên tĩnh và hòa mình với tự nhiên. Những thảm cây xanh tại các khoảng trống của đô thị góp phần hạn chế xói mòn đất, giảm thiểu bụi bặm, tăng cường đa dạng sinh học.

Vườn đô thị giúp giảm thiểu hiệu ứng đô thị, bảo tồn năng lượng, tiết kiệm nguồn điện năng đáng kể, giúp thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Thứ tư, làm vườn đô thị góp phần thiết thực giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần yêu lao động, yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. Tại nhiều gia đình ở thành phố, trẻ em được cha mẹ hướng dẫn tham gia các công việc trồng cây, làm vườn từ khi còn rất nhỏ. Qua các hoạt động làm vườn, trẻ em hiểu rằng thực phẩm mình ăn hàng ngày không phải tự nhiên mà có mà là kết quả của quá trình lao động, dày công chăm sóc. Đó là bài học về giá trị của lao động, giúp trẻ em hiểu được tự trồng cây, sản xuất thực phẩm là một trong những cách khai thác tài nguyên thiên nhiên để duy trì cuộc sống của con người.

Làm vườn từ thời thơ ấu giúp nuôi dưỡng tâm hồn, lòng kiên trì, tính sáng tạo, tính hướng thiện và tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường của trẻ em và những phẩm chất tốt đẹp đó sẽ được duy trì và phát triển trong suốt cuộc đời.

Thứ năm, làm vườn đô thị giúp gắn kết cộng đồng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và sự tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh tại khu dân cư của những người chung sống trên địa bàn.

Tại nhiều nước, các khu đất trống trong đô thị được sử dụng làm vườn, được gọi là “vườn cộng đồng”, tạo điều kiện cho các cư dân có không gian để làm vườn. Thông qua các hoạt động này, những người cùng làm vườn có điều kiện chia sẻ thông tin, sáng kiến kinh nghiệm làm vườn, tham gia vào các hoạt động cộng đồng, cùng nhau thảo luận, đề xuất các giải pháp xây dựng khu dân cư xanh, sạch, đẹp, bảo vệ môi trường và cải thiện cảnh quan không gian sống của chính mình.


PGS.TS Nguyễn Xuân Hồng (Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Hợp tác phát triển nguồn nhân lực nông thôn châu Á).

 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195


Hôm nayHôm nay : 25291

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 693850

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59702173