07:26 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số mô hình nuôi tôm triển vọng

Thứ sáu - 26/10/2012 02:59
Trong hoàn cảnh dịch bệnh hoành hành, tôm chết hàng loạt, thị trường nhập khẩu khắt khe hơn, người nuôi tôm càng cần lựa chọn một quy trình an toàn, phù hợp. Sau đây là một số quy trình đang được áp dụng nhiều.

Mô hình nuôi tôm theo quy trình sinh học

Nuôi tôm theo quy trình này đang được áp dụng tại một số tỉnh, nhất là Trà Vinh.

Gia đình anh Võ Văn Hiền (xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) là một minh chứng. Anh Hiền cải tạo ao nuôi trên diện tích 1 ha đất, chia thành 2 ao, sau đó anh lấy nước diệt tạp rồi thả tôm với 180.000 con tôm post giống, mật độ bình quân 25 con/m2. Các chế phẩm sinh học anh Hiền dùng trong ao nuôi tôm của mình như vôi Dolomite, tảo, men vi sinh Aqua Guard, Growsimp, Aqua C, Olimos... Sau 4 tháng rưỡi, anh Hiền thu được 4,6 tấn tôm thương phẩm, cỡ 32 con/kg, bán 95.000 đồng/kg, thu 440 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 150 triệu đồng.

Khó khăn trong thực hiện quy trình này là người nuôi tôm không quản lý tốt sẽ làm mất tảo thường xuyên, pH, ôxy hòa tan và các chỉ tiêu hóa lý khác sẽ biến đổi bất thường, khiến tôm bị ngạt, bệnh, có thể chết hàng loạt. Bên cạnh hiệu quả kinh tế phụ thuộc rất nhiều về cách quản lý trong quá trình nuôi tôm như cách thức cho ăn, dùng máy móc thiết bị, quan sát theo dõi diễn biến của các yếu tố lý, hóa...

Một quy trình sinh học khác cũng rất triển vọng là ứng dụng công nghệ Biofloc. Biofloc làm giảm tối đa sự xuất hiện dịch bệnh đốm trắng trong ao nuôi xuống dưới 5%; không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi; sản lượng tôm nuôi tăng 5 - 10%, kích cỡ tôm lớn hơn ít nhất 2 g/con so với quy trình nuôi thường; chi phí sản xuất thấp hơn 15 - 20% so với áp dụng quy trình nuôi thường; chi phí sản xuất thấp hơn 15 - 20% so với áp dụng quy trình nuôi bình thường; các thông số môi trường rất ổn định khi thời tiết thay đổi hay nuôi trong mùa lạnh. Công nghệ Biofloc được áp dụng tại Belize (Trung Mỹ) từ năm 2000 - 2001. Tôm thẻ chân trắng được nuôi trong ao có kích thước 1,6 ha được lót bạt HDPE; sử dụng dàn quạt nước công suất 48 HP và không thay nước trong suốt vụ nuôi. Năng suất nuôi đạt 13,5 tấn/ha/vụ. Ở Indonesia, tôm được nuôi trong ao 2.000 - 2.500 m2, lót bạt HDPE hoặc bê tông hóa. Mỗi ao sử dụng 8 - 10 dàn quạt nước. Mật độ thả 250 - 260 con/m2. Năng suất nuôi có thể đạt 38 - 49 tấn/ha/vụ, thông thường 24 - 25 tấn/ha/vụ

Phương pháp này cũng đang được nhiều người nuôi tôm ở tỉnh Ninh Thuận áp dụng.

 

Mô hình luân canh tôm lúa

Mô hình luân canh tôm lúa mang lại hiệu quả và bền vững - Ảnh: Thanh Ngân

Hiện nay, mô hình canh tác lúa - tôm phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL bởi tính hiệu quả và sự bền vững của nó. Mới đây, tại hội thảo tìm hướng sản xuất mô hình tôm - lúa bền vững vùng ven biển khu vực ĐBSCL tổ chức ở Sóc Trăng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng đã yêu cầu các địa phương đặc biệt quan tâm đến việc chọn lựa giống lúa, giống tôm thích hợp để phát triển mô hình “con tôm ôm cây lúa”. Đây được coi là mô hình “nông nghiệp thông minh” đang được nhiều nước thực hiện.

ĐBSCL có khoảng 480.000 ha nuôi tôm, trong đó có 90% diện tích thuộc về 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Khu vực này có hệ thống luân canh tôm - lúa tập trung khoảng 150.000 ha. Nếu tận dụng tốt lợi thế có thể phát triển lên 200.000 ha, mỗi năm đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa cho sản lượng lúa toàn vùng. Ưu điểm của hệ thống canh tác tôm - lúa có tính bền vững cao vì ít sử dụng phân, thuốc hoá học, nên ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với quy trình SX theo GAP; đa dạng được sản phẩm như nuôi tôm nước lợ, tôm càng xanh với lúa, trồng hoa màu trên bờ bao… tăng hiệu quả SX, gia tăng thu nhập nông dân; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn trong vùng. Đặc biệt là sản phẩm đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng xuất khẩu.

 

Mô hình áp dụng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế

Ở Việt Nam có nhiều tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng khi nuôi tôm, trong đó phải kể BMP (Thực hành quản lý tốt hơn), GAP (Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt)… để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu. Riêng đối với tiêu chuẩn trong nước là VietGAP thì cần đáp ứng 4 tiêu chí cơ bản là: đảm bảo an toàn dịch bệnh; an toàn môi trường; an toàn xã hội; truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Hải Linh
thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 128

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 29171

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 961980

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59970303