11:53 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông sản không thể sống mãi nhờ 'lòng thương'

Thứ hai - 13/08/2018 22:09
Việc người dân “giải cứu” hàng loạt nông sản thời gian qua là vì trách nhiệm và tình cảm. Thực tế, khách hàng luôn mong muốn được sử dụng mặt hàng có chất lượng cao, chứ không phải là mặt hàng sản xuất đại trà không bán được cho ai. Đã tới lúc ngành nông nghiệp nên đặt vấn đề tiếp tục chạy theo số lượng hay hướng tới chất lượng.

Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã có những chia sẻ như vậy với Thời báo Kinh Doanh về câu chuyện làm thế nào để ngành nông nghiệp phát triển bền vững.

Thời gian qua, hàng loạt mặt hàng nông sản phải tiến hành giải cứu và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo ông nguyên nhân vì sao.

Nói tới giải cứu nông sản đôi khi là trách nhiệm, tình cảm mà khách hàng dành cho người nông dân chứ không phải là mua hàng trên chất lượng.

Thực tế, chất lượng hàng giải cứu chắc chắn không bằng hàng loại 2... trong siêu thị chứ chưa nói tới hàng xuất khẩu (XK). Nguyên nhân là do nông sản vẫn sản xuất đại trà, không đầu tư nâng cao chất lượng.

Đồng thời, đặc điểm nông sản thu hoạch tập trung theo mùa vụ nhất định, nếu cứ đẩy ra thị trường một lượng nông sản quá lớn sẽ rất khó khăn vì nhu cầu của người tiêu dùng có hạn. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh khâu chế biến và bảo quản để kéo dài mùa vụ nông sản.

Muốn chấm dứt tình trạng giải cứu cần đẩy mạnh XK. Tuy nhiên, chất lượng nông sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Australia. Nếu chỉ XK vào thị trường dễ tính (thay đổi thất thường), việc tiêu thụ nông sản sẽ rất bấp bênh.

Hơn nữa, nông sản là mặt hàng nước nào cũng muốn bảo hộ vì nó liên quan trực tiếp tới đời sống người nông dân. Ví dụ, thị trường EU - họ không mở cửa đối với nông sản bằng ách áp dụng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản tiêu chuẩn kỹ thuật khiến các nước đang phát triển khó thực hiện.

Đã tới lúc ngành nông nghiệp cần phải đặt vấn đề chạy theo số lượng hay chất lượng. Nếu chạy theo chất lượng, chúng ta có thể bán ở mọi thị trường; nếu chạy theo số lượng có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều người nhưng chỉ bán được ở thị trường trong nước, XK sang thị trường dễ tính.

Cùng với đó, bài toán kết hợp giữa chạy theo số lượng và chất lượng cần được Chính quyền các địa phương quan tâm, có quy hoạch nhất định phân bổ nguồn lực người dân hợp lý hơn. Có làm như vậy mới chấm dứt tình trạng “được mùa mất giá”.

Đẩy mạnh XK là cách bảo đảm đầu ra cho nông sản, tuy nhiên hiện nay đa phần nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất thô, dưới thương hiệu của các nước khác? Có giải pháp gì để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt trong thời gian tới, thưa ông?

Hiện tại, nhìn cơ cấu XK nông sản Việt Nam, chúng ta chủ yếu XK mặt hàng sơ chế có ưu điểm đầu tư thấp, XK được ngay, tuy nhiên giá trị thấp (nuôi trồng hoặc đánh bắt, sơ chế rồi XK (phần hưởng chỉ là nuôi trồng và đánh bắt). Trong khi đó, chế biến mới là khâu đem lại nhiều giá trị.

Đơn cử nếu hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, các mặt hàng nông sản chế biến sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất về 0%. Nếu nông sản Việt Nam vẫn tiếp tục xuất thô, chắc chắn sẽ không đem lại giá trị cao.

Cùng với đó, nếu nông sản chỉ đáp ứng được chuẩn chất lượng Việt Nam có nghĩa chỉ bán ở Việt Nam, xuất sang thị trường dễ tính. Muốn XK vào thị trường cao cấp phải đi theo tiêu chuẩn của họ, chứ không có ngoại lệ khác. Ngành nông nghiệp Việt Nam phải hướng tới sản xuất theo chuỗi giá trị từ nuôi trồng, chế biến tới phân phối.

ong-tran-ngoc-quan-JPG-9383-1534053782.j

Ông Trần Ngọc Quân, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương)

Mới đây, Thủ tướng “đặt hàng” 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam phải đứng trong top 15 nước có ngành nông nghiệp phát triển nhất thế giới. Doanh nghiệp và Nhà nước có vai trò như thế nào để đưa nông sản Việt hiện thực hóa mục tiêu trên?

Về chính sách hỗ trợ Nhà nước, Việt Nam đã tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các mặt hàng trợ cấp đều theo quy định, nếu trợ cấp trực tiếp theo ngày xưa sẽ rất khó.

Thay vào đó, Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu giống, cây trồng chất lượng cao, tập huấn cho nông dân sản xuất sạch cho năng suất cao, đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) để đưa hàng nông sản tiếp cận với thị trường nước ngoài...

Nhà nước không thể hỗ trợ tiền mà chỉ hỗ trợ về cơ chế chính sách. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu đối với hàng hóa Việt Nam để hàng Việt dễ dàng tiếp cận thị thường thế giới.

Với quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng, cơ hội cho nông sản Việt Nam phát triển là rất lớn. Nhưng tận dụng được cơ hội hay không rất cần nỗ lực của DN và nông dân.

Nông dân và ngư dân phải chịu trách nhiệm, gắn tâm tư, tình cảm của mình vào sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, sạch, mẫu mã đẹp.

Với DN, hiện nay đa phần nông dân Việt Nam vẫn có thói quen sản xuất theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”, số lượng người áp dụng biện pháp kỹ thuật cao, quy chuẩn cao chưa có nhiều.

Điều này đặt ra vai trò rất lớn cho DN. Trong đó, DN phải đưa ra tiêu chuẩn là sẽ thu mua hàng hóa có chất lượng, mẫu mã như thế nào để người nông dân thực hiện. DN phải là đầu tàu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Nhu cầu nông sản sạch, chất lượng cao không chỉ thị trường XK mới cần mà ở thị trường trong nước cũng vậy. Thị trường trong nước không phải là sân sau tiêu thụ mặt hàng không bán được, nếu ngành nông nghiệp vẫn có tư duy này, đi cùng với FTA, hàng nông sản nước ngoài sẽ ồ ạt vào Việt Nam, khi đó ngành nông nghiệp sẽ thất thế trên chính sân nhà.

Thy Lê thực hiện/thoibaokinhdoanh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250


Hôm nayHôm nay : 62026

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1281855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58873910