13:41 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

PGS-TS. Vũ Minh Khương: Việt Nam có thể tạo đột phá trong cách mạng công nghiệp 4.0

Thứ tư - 21/02/2018 14:10
Trao đổi với Báo Đầu tư, PGS-TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ tin tưởng rằng, Việt Nam đang có đủ điều kiện và động lực để trở thành quốc gia đi đầu, có những sáng tạo đột phá trong Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thưa PGS, chưa bao giờ tại Việt Nam, cụm từ “cách mạng 4.0” lại được nhắc nhiều như hiện nay. Đó có phải là cơ hội thực sự đối với kinh tế Việt Nam không, hay chỉ là một khái niệm thời thượng?

“Cách mạng công nghiệp 4.0” (CMCN 4.0) bắt đầu từ thuật ngữ “Industry 4.0” xuất hiện trong một dự án chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức, thúc đẩy việc vi tính hóa sản xuất. Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2016 diễn ra tại Davos-Klosters (Thụy Sỹ) đã chọn  chủ đề chính là “Làm chủ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, cho thấy tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của nó.

Thực chất, đó là quá trình chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, với các công nghệ như Internet vạn vật, thực tế ảo, tương tác thực tại ảo, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, điện toán đám mây, dữ liệu lớn… tác động rất lớn đến hoạt động, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, các tổ chức và cả các chính phủ.

.
PGS-TS. Vũ Minh Khương, giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Do đó, CMCN 4.0 là câu chuyện nóng bỏng, thời sự, là hiện hữu, nhưng nếu không nắm bắt được thì nó sẽ chỉ là khái niệm thời thượng và sau đó là sự tụt hậu. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó.

Vậy theo PGS, Việt Nam đang ở đâu trong hành trình nắm bắt, hiện thực hóa cuộc CMCN 4.0 này? Con người Việt Nam có lợi thế nào khi đón nhận CMCN 4.0?

Theo tôi, Việt Nam có ba lợi thế lớn.

Một là, có ý thức nắm bắt CMCN 4.0 khá mạnh mẽ và rộng khắp, với điều kiện hạ tầng CNTT khá tốt và rẻ. 

Hai là, tỷ lệ người dùng CNTT rất cao và thấy rõ lợi ích lớn của ứng dụng CNTT, đặc biệt trong nâng cao chất lượng cuộc sống và hoạt động kinh doanh. Có thể khẳng định, các doanh nghiệp đi đầu của Việt Nam có trình độ phát triển không thấp hơn mức trung bình của thế giới.

Ba là, Việt Nam có mức độ hội nhập quốc tế cao, cả về thương mại - đầu tư và có cộng đồng người Việt ở nước ngoài đông đảo.

Do vậy, Việt Nam có độ mở rất lớn và sự thôi thúc học hỏi cao trong nỗ lực nắm bắt CMCN 4.0.

Tuy nhiên, để công nghệ số trở thành công cụ chiến lược trong phát triển thì Việt Nam còn những hạn chế, cả về hạ tầng và nhân lực. Bên cạnh đó, khả năng làm việc nhóm, phối hợp với nhau, tạo sự cộng hưởng cũng chưa tốt.

Thưa PGS, trong CMCN 4.0, cái nhìn về những nguồn lực của đất nước hẳn phải thay đổi. Khi các nguồn lực truyền thống như đất đai, vốn, lao động… có giới hạn của nó thì tiếp cận, khai phá các nguồn lực mới như thế nào?

Trong đổi thay cách nghĩ về nguồn lực, có mấy điểm cần nhấn mạnh.

PGS-TS. Vũ Minh Khương 
Sinh ra tại Hải Phòng, từng tham gia quân ngũ.

* Năm 1983, tốt nghiệp xuất sắc ngành toán của Đại học Quốc gia Hà Nội và lập nghiệp tại TP.HCM.

* Ông từng viết thư cho Bí thư Thành ủy Hải Phòng đề nghị được làm Giám đốc Xí nghiệp hóa chất Sông Cấm, một doanh nghiệp quốc doanh với hơn 400 công nhân bên bờ vực phá sản.

* Năm 1986, ông về Xí nghiệp Sông Cấm làm Kế toán trưởng.

* Năm 1988, ông lên làm Giám đốc và xoay chuyển Xí nghiệp từ tình trạng khó khăn sang làm ăn phát đạt.

Năm 1992, ông lên Hà Nội, tìm gặp đoàn cán bộ Đại học Harvard đang có mặt ở Việt Nam tuyển người đi học ở Mỹ để trình bày nguyện vọng du học. Sau đó, ông giành học bổng, học chương trình Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Harvard. 

* Năm 1995, về nước, ông làm Trưởng ban Cố vấn 
kinh tế cho Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng và làm 
Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Đình Vũ. 
Sau đó làm việc tại Ủy ban Nghiên cứu thuộc Văn phòng Chính phủ.

* Năm 1999, ông trở lại Harvard làm nghiên cứu sinh. Năm 2005 hoàn thành xuất sắc luận án tiến sỹ về chính sách và kinh tế với Đề tài “Phân tích những ảnh hưởng của công nghệ thông tin tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu”. Ông được khắc tên trang trọng trên bảng vàng của Trường Hành chính Kennedy (thuộc Đại học Harvard).

* Năm 2017, ông trở thành thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thứ nhất, các nguồn lực truyền thống như đất, vốn và lao động cần ưu tiên hơn cho tạo ra các sản phẩm có các tính năng tái tạo, dùng chung và gắn kết cộng hưởng. Chẳng hạn, người nông dân có thể có điều kiện dành đất đai để làm trang trại điện mặt trời tốt hơn trang trại nuôi tôm; các dự án đầu tư vào xe cộ và nhà cửa để khai thác theo mô hình chia sẻ, AirB&B nên được khuyến khích; các nỗ lực tạo gắn kết cộng hưởng thông qua hợp tác, liên kết nên được hỗ trợ đặc biệt.

Thứ hai là, Big data (dữ liệu lớn) đang trở thành một nguồn lực ngày càng lớn. Nguồn lực này có những thuộc tính đặc sắc: càng dùng càng giá trị; càng nhiều người dùng càng hiệu quả; tài nguyên số liệu không bao giờ cạn kiệt mà tăng liên tục theo cấp số nhân. Do đó, Việt Nam cần xây dựng được hệ sinh thái tài nguyên số.

Thứ ba, Chính phủ có vai trò rất lớn trong định hình chính sách thu thập và khai thác tài nguyên số; Chính phủ phải là một trong những nguồn cung số liệu lớn nhất, giá trị nhất và là người có thể dẫn đầu trong khai thác giá trị từ nguồn tài nguyên số liệu, đặc biệt cho hoạch định và thực thi chiến lược và chính sách.

Từ thực tiễn giảng dạy ở Singapore và tham gia hoạch định nhiều chính sách được đánh giá cao, theo ông, cách thức tiếp cận và triển khai CMCN 4.0 của Singapore có điểm gì đáng chú ý?

Singapore đã tập trung vào hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). DNNVV được chọn làm điểm nhấn chiến lược của chính sách thúc đẩy nắm bắt CMCN 4.0 vì mấy lẽ.

Một là, nếu không có chính sách hỗ trợ tốt, họ - với một tỷ trọng lớn lao động và đóng góp cho nền kinh tế - có thể bị tụt hậu, mất sức cạnh tranh và trì trệ trong tăng trưởng năng suất. Trong khi đó, nếu có chính sách thúc đẩy tốt, họ có thể phát huy tính nhạy bén, linh hoạt, trở thành lực lượng đi đầu, tạo nên sức mạnh cho toàn bộ nỗ lực cải biến số của nền kinh tế.

Hai là, Singapore tạo điều kiện và khuyến khích DNNVV hiểu rõ lợi ích của nắm bắt CMCN 4.0, đồng thời, được Chính phủ hỗ trợ “chẩn bệnh, kê đơn thuốc” (không mất phí), nghĩa là đánh giá xem họ đang ở đâu trong hành trình cải biến số, xem họ gặp vấn đề gì, họ cần đầu tư gì để khai thác lợi ích từ cuộc CMCN 4.0.

Bên cạnh đó, phải có một cơ quan chịu trách nhiệm giám sát quá trình này.  Chính phủ cũng dành một ngân sách thỏa đáng để hỗ trợ DNVVN nắm bắt CMCN 4.0, tập trung vào các ngành mà ứng dụng số đem lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt như du lịch - nhà hàng, thương mại, logistics, an ninh.

Việt Nam có thể học hỏi, tham khảo được gì từ cách làm đó, thưa PGS?

Theo tôi, trong các nỗ lực chính sách, Việt Nam cũng cần chú trọng thúc đẩy DNNVV nắm bắt và đi đầu trong cuộc CMCN 4.0. Quá trình này, Việt Nam có thể xem xét ứng dụng mô hình SMART. Cụ thể là:

S - Strategy : Coi DNNVV là khu vực chiến lược, cần có tác động mạnh mẽ của chính sách. Chú trọng huy động các doanh nghiệp có độ sẵn sàng cao, khả năng lan tỏa lớn (có đội ngũ quản lý trẻ, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, tăng trưởng nhanh) để đồng hành, thậm chí tiên phong cho nỗ lực này.

M - Monitoring:  Có bộ chỉ số để giám sát, đánh giá định kỳ, bài bản các kết quả đạt được và rút ra các bài học kinh nghiệm thiết thực.

A - Accountability: Coi trọng trách nhiệm giải trình, có cơ quan và con người chịu trách nhiệm về thành bại của chương trình hỗ trợ DNNVV nắm bắt CMCN 4.0.

R- Rethinking:  Đổi thay cách nghĩ, nhìn thấu thực tế, lắng nghe doanh nghiệp và chuyên gia, học hỏi tối đa kinh nghiệm quốc tế.

T - Trust: Tạo niềm tin ngày càng sâu sắc của doanh nghiệp vào lợi ích của ứng dụng công nghê và sự đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp.

Tôi nghĩ Việt Nam đang có nhiều điểm lợi thế để triển khai công thức này, như đội ngũ DNNVV đông đảo, nhiều doanh nhân trẻ, có trình độ công nghệ tốt và khát khao khám phá, đặc biệt là Chính phủ rất coi trọng phát triển DNNVV, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo và CMCN 4.0.

Theo PGS, mỗi người, mỗi doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tâm thế như thế nào để thực sự nắm bắt được cơ hội phát triển của CMCN 4.0?

Để phát triển ở một trình độ cao hơn, điều đầu tiên là phải thay đổi bản thân, thay đổi nhận thức. Với CMCN 4.0, thay vì nghĩ rằng, bắt buộc phải cố gắng để không bị nhấn chìm, hãy nghĩ rằng, đó là cơ hội để chúng ta mạnh hơn, giàu hơn. Nói cách khác, hãy đón nhận và vận dụng CMCN 4.0 ở thế “công”, tích cực chuẩn bị nền tảng và công cụ chiến lược, thay vì “thủ”, chỉ lo ngại, dè chừng mà không làm gì cả.

Ông có kỳ vọng gì về sự phát triển CMCN 4.0 của Việt Nam thời gian tới?

Trong thế kỷ 21 này, một nước nghèo có thể đi lên rất nhanh và tạo nên câu chuyện phát triển thần kỳ nhờ vào hai động lực là hội nhập quốc tế và nắm bắt CMCN 4.0. Việt Nam dường như đang ở thế năng rất thuận lợi cho khai thác và phát huy mạnh mẽ hai động lực này. Việt Nam là một dân tộc có khát vọng phát triển rất lớn. Vì vậy, chắc chắn Việt Nam, với sức mạnh vươn lên, sẽ là một quốc gia đi đầu và có những sáng tạo đột phá trong cả hội nhập và nắm bắt CMCN 4.0 trong các thập kỷ tới.

Qua Báo Đầu tư, nhân dịp năm mới Mậu Tuất, tôi xin được gửi lời chúc mừng nồng nhiệt, thân thiết và gửi gắm kỳ vọng phát triển đó tới các doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam.

Huy Hào
http://baodautu.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 235

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 234


Hôm nayHôm nay : 34180

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1254009

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58846064