20:53 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy dân chủ trong việc xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 16/07/2018 05:36
Ở đâu đề cao vai trò của người dân, thực sự phát huy dân chủ ở cơ sở, thì ở đó, xây dựng nông thôn mới sẽ đạt được thành công.

Phát huy dân chủ luôn được coi là "chìa khóa vạn năng" của thành công. Thực tiễn xây dựng nông thôn mới những năm gần đây cho thấy, ở đâu đề cao vai trò của người dân, thực sự phát huy dân chủ ở cơ sở thì ở đó, xây dựng nông thôn mới sẽ đạt được thành công và đi vào thực chất.

Khánh Thành là xã ở vùng sâu và khó khăn nhất của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Trước đây, người dân Ninh Bình thường có câu "Ai đi xứ sự mười đông, không bằng công tác Khánh Công, Khánh Thành" để nói đến sự khó khăn về cơ sở hạ tầng của địa phương này. Thế nhưng, nông thôn mới đã khoác lên vùng quê này một tấm áo mới.

"Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng" không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành tuyên ngôn hành động của cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây. Cũng nhờ đó, dù xuất phát điểm khó khăn nhưng Khánh Thành đã trở thành 1 trong 3 xã được công nhận nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Ninh Bình.

Đến nay, Ninh Bình đã có 80 xã đạt chuẩn nông nông mới, chiếm 67% và cũng là tỉnh tiên phong của cả nước trong việc lấy ý kiến đánh giá của người dân để xem xét trước khi công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

 

Coi người dân là chủ thể, đề cao vai trò của người dân, cùng với đó là làm tốt công tác công khai, minh bạch, dân chủ bàn bạc, cầu thị lắng nghe nhân dân, chính vì thế quá trình xây dựng nông thôn mới của Ninh Bình không phát sinh khiếu kiện, bức xúc.

7 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, Ninh Bình đã huy động được gần 33.000 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 8.100 tỷ đồng và hơn 1.000 ha đất. Cũng như ở nhiều địa phương khác, để xây dựng nông thôn mới thành công và thực chất, mấu chốt là phải thực hành dân chủ. Nếu không có dân chủ ở cơ sở, sẽ khó có được thành công.

Theo kế hoạch, hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả thực hiện kết luận 120 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ diễn ra vào sáng mai (16/7). Hội nghị sẽ đánh giá kết quả cũng như bàn các giải pháp để triển khai có hiệu quả hơn nữa quy chế dân chủ ở cơ sở trong thời gian tới.

Theo vtv.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 96


Hôm nayHôm nay : 37599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 983123

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59991446