22:54 ICT Thứ năm, 28/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp

Thứ sáu - 13/07/2018 21:37
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, tính đến nay, thành phố Hà Nội có 1.021 HTX nông nghiệp, trong đó có 977 HTX đang hoạt động.

Trong số đó, có 667 HTX tổng hợp, 254 HTX trồng trọt, 47 HTX chăn nuôi, 5 HTX nuôi trồng thủy sản, 2 HTX Lâm nghiệp, 1 HTX nước sạch; còn 44 HTX đã ngừng hoạt động.

Trong tổng số 1.021 HTX nông nghiệp, hiện có 929 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 90%), còn 48 HTX nông nghiệp chưa chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 4%).

Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, trong tổng số 897 HTX nông nghiệp đánh giá, xếp loại năm 2017, có 188 HTX nông nghiệp hoạt động tốt (chiếm 21%), 331 HTX nông nghiệp hoạt động khá (chiếm 36,9%), 323 HTX nông nghiệp hoạt động trung bình (chiếm 36%), 55 HTX nông nghiệp hoạt động yếu (chiếm 6,1%). Trong năm 2017 có 61 HTX nông nghiệp được thành lập mới.

Các loại hình dịch vụ hiện nay của HTX chủ yếu là cung ứng giống vật tư, cơ giới hóa và phát triển sản xuất kinh doanh.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Tài chính Thành phố, căn cứ Công văn số 7602/BTC-HCSN ngày 26/6/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020. 

Theo đó, sẽ bố trí các nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ của nhà nước theo chính sách. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ của nhà nước theo chính sách được huy động từ các chương trình như Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế và Phòng chống giảm nhẹ thiên tai và Ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình khuyến nông Quốc gia hỗ trợ cho đào tạo và Ứng dụng công nghệ cao; nguồn thủy lợi phí của nhà nước dành cho các hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi; nguồn hỗ trợ cho hợp tác xã từ các chính sách hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, phát triển thủy sản... Huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; nguồn vốn vay từ các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Hỗ trợ nông dân, các tổ chức tín dụng; nguồn vốn của doanh nghiệp và vốn đối ứng của các hợp tác xã…

Hiện nay, phát triển kinh tế tập thể và và trang trại trong xây dựng nông thôn mới, cùng với phát triển các Hợp tác xã, thành phố Hà Nội cũng đang tập trung phát triển các trang trại.

Trên địa bàn Thành phố có 2.863 trang trại, trong đó có 1.969 trang trại chăn nuôi, 488 trang trại nuôi trồng thủy sản, 334 trang trại tổng hợp, 71 trang trại trồng trọt 01 trang trại lâm nghiệp. Hiệu quả sản xuất của trang trại ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố. 

Việc tập trung phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản phẩm chất lượng, giá trị cho thị trường, chất lượng quản lý sản phẩm từ các trang trại được nâng lên, nhiều trang trại đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo lá phổi xanh cho Thành phố,... 

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, đây là loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồn lực lao động, đất đai, vốn.

Minh Anh/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 150

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 148


Hôm nayHôm nay : 44071

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1217758

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58809813