09:37 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quảng Nam: Phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng bền vững

Thứ năm - 16/08/2018 05:42
UBND tỉnh Quảng Nam đã có Văn bản số 117/BC-UBND báo cáo sơ kết ba năm (2016 - 2018) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) và phương hướng, nhiệm vụ cùng giải pháp thực hiện giai đoạn 2018 - 2020.


Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu từng bước hiện đại hóa nông thôn tại Quảng Nam.

Trong ba năm (2016 - 2018), Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và UBND tỉnh đã ban hành trên 350 văn bản để chỉ đạo, điều hành, triển khai, thực hiện chương trình. Hệ thống văn bản về cơ chế, chính sách của tỉnh cùng với các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích cấp huyện đã ban hành cơ bản đầy đủ, kịp thời, đáp ứng được yêu cầu triển khai thực hiện chương trình, thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM trong các năm qua.

Cụ thể, về mức độ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đã có những bước tiến đáng kể. Kết quả chung về xây dựng cơ sở hạ tầng, trong gần 03 năm, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, nhất là ở thôn, xã tiếp tục được đầu tư xây dựng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt của người dân, vừa tạo ra sự khang trang, từng bước hiện đại hóa nông thôn.

Đã nhựa hóa và bê tông hóa được 288 công trình giao thông, với 382km đường giao thông; kiên cố hóa 442 công trình thủy lợi, với 388km kênh mương nội đồng. Nâng cấp, xây mới 254 công trình giáo dục; nâng cấp, xây mới 36 cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. Nâng cấp, xây mới 07 công trình điện; nâng cấp, xây mới 62 công trình nước sạch nông thôn...

Kết quả đạt chuẩn các tiêu chí hạ tầng, đến tháng 6/2018, 163 xã (chiếm tỷ lệ 79,90%) đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (tăng 11 xã so với năm 2015); 161 xã (chiếm tỷ lệ 78,92%) đạt tiêu chí thông tin và truyền thông (tăng 01 xã so với năm 2015); 147 xã (chiếm tỷ lệ 72,06%) đạt tiêu chí nhà ở dân cư (tăng 25 xã so với năm 2015)...

Kết quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (Chương trình giảm nghèo bền vững), từ năm 2016 - 2018 nguồn ngân sách Nhà nước đã phân bổ 839,087 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển là 616,137 tỷ đồng và kinh phí sự nghiệp là 222,950 tỷ đồng) cho các sở, ngành và địa phương để tổ chức thực hiện 05 dự án thành phần của chương trình.

Đến năm 2017, số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 38.112 hộ (tỷ lệ 9,28% - giảm gần 3,60% so với năm 2015). Tính đến tháng 6/2018, có 110 xã (chiếm tỷ lệ 53,92%) đạt tiêu chí hộ nghèo (tăng 22 xã so với năm 2015); 181 xã (chiếm tỷ lệ 88,73%) đạt tiêu chí lao động có việc làm (tăng 23 xã so với năm 2015).

Trên cơ sở Đề án quản lý chất thải rắn tại các vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, các địa phương đã hình thành các tổ chức dịch vụ thu gom rác thải, người dân khu vực nông thôn tích cực hưởng ứng, kết quả mang lại rất khả quan; đến nay có gần 76% số xã có điểm thu gom rác thải sinh hoạt.

Nước sạch, nước hợp vệ sinh được quan tâm đầu tư, trên 81,9% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh toàn tỉnh đạt 89,5%, tỷ lệ sử dụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia đạt 45,08%.

Ngày 22/5/2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam” (Chương trình OCOP) với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, hoàn thiện và phát triển 130 sản phẩm hiện có, phát triển mới 100 sản phẩm; củng cố và phát triển mới 60 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP.


Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Quảng Nam góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

Triển khai thực hiện tốt Chương trình OCOP góp phần phát triển mạnh các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị.

Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM.

Ngoài ra, thông qua việc phát triển sản xuất tại địa bàn khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn (hạn chế dân di cư ra thành phố, các khu công nghiệp), tận dụng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Quảng Nam theo hướng bền vững.

Theo: Nguyễn Tuấn/baoxaydung.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213


Hôm nayHôm nay : 44454

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 807656

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59815979