05:33 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triệu phú đất dốc ở Tân Lang

Thứ hai - 05/11/2018 02:49
Với sự hỗ trợ của Hội Nông dân cũng như sức người và tinh thần lao động cần cù, nông dân Đào Văn Hưng, bản Thịnh Lang 2 (xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đã biến vùng đất dốc bỏ hoang thành khu trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả.

Một thời đất cằn

Năm 1964, nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước lên vùng kinh tế mới Tây Bắc khai hoang, các hộ dân tại một số tỉnh dưới xuôi đã có mặt tại các xã vùng mường của Châu Phù Hoa xưa (nay là huyện Phù Yên), trong đó, có xã Tân Lang lập nghiệp. Với ý chí và sự quyết tâm của mình, họ đã cùng người dân địa phương khai phá đất hoang để phát triển kinh tế, từng bước làm thay đổi bộ mặt của một xã vùng sâu, vùng xa.

Anh Đào Văn Hưng chăm sóc cam đường Canh.
Anh Đào Văn Hưng chăm sóc cam đường Canh.

Thế rồi, những vùng đất sau khi khai hoang, trong đó bao gồm cả những diện tích đồi đất dốc lần lượt được chia cho các hộ để phát triển kinh tế. Và những vùng đất dốc này đến giờ vẫn được nhiều người nhắc tới với cái tên vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Lý do gọi như vậy là bởi những các hộ trồng cây gì cũng không phát triển được, hiệu quả kinh tế rất thấp. Thậm chí, người dân trong vùng đã từng trồng chè, sắn và cây lâm nghiệp nhưng rồi sau đó đành phải từ bỏ vì đất quá cằn và dốc. Bao công sức đầu tư vào những diện tích đất đó cũng đều trở thành con số không.

Cũng bởi độ dốc cao, nên mỗi khi mưa, nước từ trên các đỉnh núi đổ xuống lại cuốn trôi đi những lớp đất màu. Để rồi sau đó, trải qua tháng, năm những vùng đồi đất dốc của các hộ dân trong vùng chỉ còn lại sỏi, đá gan gà và sự cằn cỗi. Do vậy, suốt một thời gian dài người dân vẫn cứ loanh quanh với suy nghĩ “không biết trồng cây gì để có hiệu quả và phát huy được diện tích đất nói trên”. Thế rồi, từ chỗ chỉ có một vài hộ thì sau đó là hàng chục hộ đã từ bỏ ý định phát triển sản xuất trên vùng đồi đất dốc, bỏ đất hoang hóa cho cỏ mọc.

Bưởi Diễn trong trang trại đã cho quả được 3 vụ.
Bưởi Diễn trong trang trại đã cho quả được 3 vụ.

Nhớ lại những ngày, tháng đầy gian khó, anh Đào Văn Hưng, bản Thịnh Lang 2, kể: Toàn bộ 23 ha đất hiện tại tôi đang sản xuất trước đây thuộc về 89 hộ. Trong đó, được chia ra làm 2 khu, một khu rộng 17 ha từng là đất trồng chè, khu còn lại rộng gần 6 ha từng trồng sắn và cây lâm nghiệp. Toàn bộ các diện tích trên đã từng bị bỏ hoang trong nhiều năm liên tục sau khi người dân phá chè, sắn đi để trồng cây khác nhưng vẫn không hiệu quả. Là người làm nông nghiệp, đặc biệt được sự hỗ trợ của Hội nông dân huyện, xã, tôi thấy để đất như vậy quả là đáng tiếc, nên quyết định mua lại toàn bộ diện tích đất trên.

Đất cằn nảy mầm sự sống

Bỏ qua những lời can ngăn, anh Hưng đã mua gom hết gần 23ha diện tích đồi đất dốc mà 89 hộ đã bỏ hoang. Ở cả 2 khu, anh được Hội Nông dân đứng ra tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội, cộng với vốn vay mượn người thân, anh tiếp tục đầu tư 200 triệu đồng thuê máy xúc san ủi bớt độ dốc, tạo thành đất kiểu ruộng bậc thang, rồi sau đó làm màu cho đất cùng hệ thống nước tưới ẩm.

Vùng đất dốc ở bản Thịnh Lang 2 từng bị bỏ hoang giờ đã được phủ xanh bằng diện tích trồng cây ăn quả.
Vùng đất dốc ở bản Thịnh Lang 2 từng bị bỏ hoang giờ đã được phủ xanh bằng diện tích trồng cây ăn quả.

Đến nay, khu đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” mà ai cũng cho rằng chỉ phù hợp với cỏ dại thì nay đã trồng 3 ha cam đường Canh, bưởi diễn được 6 năm tuổi. Ngoài ra, anh còn thuê máy xúc về đào hồ cá rộng 4.500m2, mỗi năm thu trên 3 tấn cá thịt các loại; phủ xanh 7 ha đất bằng cây lâm nghiệp (keo mỡ, bạch đàn) và đã được hơn 7 năm tuổi. Trước đó, anh còn trồng trên 1ha cỏ voi, cỏ xích lô và cỏ Đan Mạch để nuôi bò thịt. Có thời điểm, đàn bò của anh có hơn 50 con. Hiện tại, anh vẫn duy trì đồng cỏ đã trồng để thực hiện ý tưởng hình thành lên một trại chuyên nuôi giống ngựa lai ngựa bạch.

Anh Hưng bộc bạch: Cũng bởi không có nhiều vốn nên tôi phải đầu tư dần dần, có lúc phải đi vay ngoài với lãi suất cao. Từ việc mua đất, mua vật liệu về rào đến san ủi, làm màu cho đất và phát triển sản xuất là cả một giai đoạn dài hơn 20 năm. Cả 2 khu đất này giờ đã có người tới hỏi mua với giá gần 4 tỷ đồng nhưng tôi không bán vì có được hình hài như ngày hôm nay đã phải đổ vào đó bao công sức. Tôi là người làm nông nghiệp thì phải chịu khó và quyết tâm, không thể ăn xổi.

Mô hình phát triển kinh tế trên đồi đất dốc của anh Hưng đã mở ra hướng đi mới cho việc trồng cây ăn quả hay xây dựng các mô hình kinh tế  khác trên đồi đất dốc ở Tân Lang - nơi vẫn còn không ít diện tích đất dốc chưa phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm của người làm nông nghiệp cũng như việc lựa chọn hướng đi phù hợp. Cùng với đó là việc đồng hành thực sự của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là Hội nông dân với người nông dân. Có như vậy thì chủ trương phát triển cây ăn quả trên đất dốc nói riêng và các mô hình khác nói chung mới có thể phát huy được hiệu quả, góp phần giúp người dân ổn định đời sống từ nông nghiệp.

Theo Quốc Tuấn/baotrangtraiviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 141


Hôm nayHôm nay : 32761

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 746722

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59755045