12:27 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ mùa thu ấy…

Thứ tư - 29/08/2012 20:25
Giữa bộn bề gian khó khi nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi suy thoái, công cuộc xây dựng nông thôn mới do Đảng và Nhà nước ta phát động được xem là một điểm sáng. Sự thành công của chương trình ở nhiều địa phương được lý giải là do đã phát huy tinh thần làm chủ của dân, đó cũng là một trong những bài học dẫn đến thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Những điểm sáng

Xuân Định (Xuân Lộc – Đồng Nai) là một trong những địa phương đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công cuộc XDNTM. Bởi không đợi đến khi Đảng, Nhà nước có chủ trương này, chính quyền địa phương nơi đây đã làm nông thôn mới từ hơn 10 năm trước, với quan niệm, xét cho cùng, NTM cũng là vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Về Xuân Định, nhìn những con đường được trải bê-tông phẳng lỳ dẫn vào từng ngõ xóm, nhìn những ngôi nhà khang trang mọc lên, người ta không thể không mừng vui. Tất cả những thành quả đó đều do sự đóng góp của nhân dân, bởi tự thân họ hiểu sự cần thiết của những con đường, cây cầu, hệ thống kênh mương hoàn chỉnh. Và vì thế, họ tự nguyện làm, tự nguyện đóng góp, thậm chí hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của cả cộng đồng.

Đến nay, Xuân Định đã không còn hộ nghèo, đây là điều không phải địa phương nào cũng làm được. Nếu như năm 2008, xã có 31 hộ nghèo thì đến năm 2011 giảm còn 18 hộ và nay, đói nghèo đã lùi xa. Để có kết quả đó, chính quyền xã đã khuyến khích bà con trồng các loại cây có năng suất cao như sầu riêng, chôm chôm, bắp lai… thay thế những cây trồng truyền thống năng suất thấp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Xã còn phát triển khá mạnh nghề nuôi trồng nấm mèo theo phương pháp bán công nghiệp với 49 hộ tham gia, hàng năm cung cấp ra thị trường 380 tấn nấm. Sự năng động, nhạy bén trong sản xuất cùng sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương là “chìa khóa” giúp Xuân Định thoát nghèo. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 30,4 triệu đồng/người/năm (năm 2008 là 15 triệu đồng/người/năm, mục tiêu của xã trong thời gian tới là đạt thu nhập bình quân 60 triệu đồng/người/năm.

Những điểm sáng như Xuân Định có thể tìm thấy ở rất nhiều địa phương và điểm chung của các xã này là tinh thần dân chủ được phát huy và sức dân được huy động mạnh mẽ. Đơn cử như tại Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), diện mạo NTM đã bừng sáng trên từng con đường, mái nhà, hàng cây, trên khuôn mặt mỗi người dân, trên những cánh đồng bao la. Và điều quan trọng hơn là cách nghĩ, cách làm ăn của bà con đã thay đổi. Từ thói quen sản xuất chỉ trông chờ vào hạt lúa, khi có phong trào NTM, người dân Hải Đường như bật dậy, thay đổi ngay cách tư duy làm giàu. Cả làng, cả xã hăng hái thi đua làm kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Khắp nơi nở rộ những xưởng sản xuất mới như xưởng mộc, xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, cơ sở may, thêu ren, đan bẹ chuối…

Làm từ hộ gia đình

Theo ông Lâm Văn Thao, Phó bí thư Đảng ủy xã Hải Đường, xây dựng NTM phải làm từ hộ gia đình cho đến thôn xóm, mới đến xã, chứ không phải làm từ trung tâm xã về gia đình; phải làm từ đồng về nhà. Sau hai năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ở nhiều địa phương đã có những đổi thay tích cực. Sự đổi thay đó hầu như đều “dựa vào sức dân”, “khơi dậy sức dân” là chính. Ở nhiều nơi, người dân hiến đất, đóng góp để xây dựng điện, đường, trường, trạm. Cá biệt có địa phương vận động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng, hiến hàng ngàn mét vuông đất để “hòa vào dòng chảy” của chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Đơn cử như tại xã Cù Vân (Đại Từ - Thái Nguyên), người dân đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng nông thôn mới. Gia đình chị Trần Thị Tiến, xóm 4, nhiều năm nay vẫn canh tác đều 2 vụ lúa/năm tại cánh đồng của xóm. Nhưng từ khi có chủ trương của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, trong đó có việc mở rộng và đổ bê tông các tuyến đường giao thông liên xóm, gia đình chị đã ngừng cấy vụ xuân, không ngần ngại hiến trên 200m2 đất ruộng để phục cho việc mở rộng tuyến đường.

Ông Trương Mạnh Thảo, Trưởng xóm 4 nhẩm tính: Cho đến thời điểm này trong xóm đã có 19 hộ hiến đất với diện tích trên 3.000m2. Hơn ai hết họ là những người hiểu khi con đường được xây dựng, ngõ xóm được mở rộng thì chính những người dân địa phương được hưởng lợi nhiều nhất.

Theo ông Hồ Xuân Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, mục tiêu xây dựng NTM không phải chỉ là điện, đường, trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Mọi việc làm đều phải hướng vào mục tiêu này, trong đó nông dân phải là chủ thể.

Phát huy sức dân, lấy dân làm gốc, người dân làm chủ đang là bài học thành công của nhiều địa phương trong công cuộc XDNTM, đó cũng là bài học thành công của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bài học lịch sử ấy mãi mãi không bao giờ cũ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay.

TKTS

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 25

Khách viếng thăm : 136


Hôm nayHôm nay : 36708

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969517

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59977840