21:50 EDT Thứ năm, 18/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tủa Chùa giảm nghèo từ sản phẩm OCOP

Thứ tư - 04/12/2019 06:13
Năm 2019, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) mới bắt tay triển khai Chương trình OCOP. Hai sản phẩm chủ lực thực hiện chương trình OCOP là chè Tuyết san và rượu Mông Pê.
che-shan-tuyet.jpg
cây chè Tuyết san

Chọn sản phẩm chủ lực

Huyện Tủa Chùa xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu: Phát triển các hình thức tổ chúc sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, thế mạnh của đại phương, có khả năng phát triển thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao theo hình thức “Kinh tế và tổ chức sản xuất”.

Trước mắt, tập trung phát triển 2 sản phẩm đã được tỉnh phê duyệt trong giai đoạn 2018 – 2020; phát triển tổ chức kinh tế và nguồn nhân lực. Đồng thời, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP ở trong và ngoài tỉnh.

Hai sản phẩm của huyện được UBND tỉnh phê duyệt trong Ðề án Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020 là chè Tuyết san và rượu Mông Pê. Hai sản phẩm này, có ở nhiều xã, nhưng chủ yếu là ở các xã: Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và Sín Chải. Ngoài 2 sản phẩm được tỉnh phê duyệt, huyện cũng định hướng cho mỗi xã xây dựng cho địa phương mình một sản phẩm.

Ông Tô Văn Tuân – Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tủa Chùa, cho biết: Trên cơ sở điều kiện thực tế cũng gắn kết với chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện chúng tôi cũng xác định được một số sản phẩm mang tính chất thế mạnh của địa phương. Trong đó, đối với địa bàn 12 xã, thị trấn thì chúng tôi cùng với các xã thống nhất bàn bạc để lựa chọn những sản phẩm đảm bảo tiêu chí cũng như đảm bảo sự tồn tại và phát triển sau này. 

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cố gắng phấn đấu được khoảng 50%, tức là 12 xã, thị trấn thì có 6 doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác tham gia vào liên kết với người dân để xây dựng những sản phẩm có khả năng trở thành hàng hóa giá trị trên thị trường.

Ngoài chè Tuyết san và rượu Mông Pê, bước đầu, huyện Tủa Chùa cũng đã lựa chọn, xác định thêm được một số sản phẩm: Vịt ở Mường Đun; Đậu đỏ, gà xương đen và đậu đỏ ở xã Sính Phình; cá lồng ở xã Tủa Thàng và du lịch hang động ở xã Xá Nhè. Qua tín hiệu ban đầu đã cho thấy, đa số các sản phẩm được xác định để xây dựng, phát triển đều là sản phẩm nông nghiệp.

Tương lai, Tủa Chùa cũng sẽ phát triển thêm các sản phẩm khác như: Rượu thóc Huổi Só; Rau an toàn xã Mường Báng; Táo mèo xã Sính Phình và Du lịch trải nghiệm hái chè cây cao tại xã Sín Chải.

Ưu tiên kiên cố hệ thống giao thông nông thôn

Ngoài lựa chọn các sản phẩm chủ lực để thực hiện triển khai Chương trình OCOP giúp bà con xóa đói giảm nghèo, từ năm 2016 đến nay, UBND huyện Tủa Chùa luôn ưu tiên nguồn vốn Chương trình 30a đầu tư mở rộng, kiên cố hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn. Năm 2019, công trình đường Sính Phình - Trung Thu - Lao Xả Phình - Tả Sìn Thàng (từ thôn Ðề Hái - thôn Nhè Sua Háng, xã Trung Thu) được UBND huyện Tủa Chùa đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư 7,94 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình 30a.

Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình huyện Tủa Chùa Lê Quang Ðạo, cho biết: Trung Thu là 1 trong 2 xã của huyện Tủa Chùa có hạ tầng giao thông rất khó khăn, việc đầu tư tuyến đường này sẽ giúp người dân trên địa bàn thuận lợi hơn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, nhất là trong mùa mưa. Ðến nay, dự án đã nghiệm thu và giải ngân 3,354 tỷ đồng, phấn đấu đến 31/12/2019 sẽ giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, tổng nguồn vốn thực hiện Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo của tỉnh là 138,2 tỷ đồng. Chính quyền các địa phương đã thực hiện hỗ trợ thông qua khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất cho 1.293 lượt hộ, cộng đồng dân cư với diện tích 6.879,69ha rừng; hỗ trợ khai hoang, phục hóa và tạo ruộng bậc thang cho 1.483 lượt hộ với diện tích 382,08ha; hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón để chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho 10.347 hộ.

Thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tủa Chùa giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Theo Minh Tân/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 213

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 212


Hôm nayHôm nay : 45402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 729652

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59737975