08:00 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vải, nhãn dự báo được mùa lớn nhất trong 5 năm

Thứ tư - 18/04/2018 03:12
Năm nay, tỷ lệ vải, nhãn ở miền Bắc ra hoa đạt 95%, được đánh giá là được mùa nhất trong 5 năm trở lại đây. Nhưng người trồng vẫn lo lắng khi thị trường tiêu thụ vẫn chưa mở rộng.

Sản xuất an toàn tăng

Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Hải Dương, các trà vải trên địa bàn đang trong giai đoạn quả non đến vào cùi; tỷ lệ ra hoa, đậu quả của các trà vải cao, trên 95% và dự kiến là năm được mùa nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

 vai, nhan du bao duoc mua lon nhat trong 5 nam hinh anh 1

  Sắp tới, nhãn lồng Hưng Yên có thể được xuất khẩu sang Australia. Ảnh: TL

"Việt Nam đang có thị trường rất lớn là Trung Quốc, bởi quả vải và quả nhãn đã được cấp phép là 2 trong số 8 loại quả được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Sắp tới, Bộ NNPTNT sẽ đàm phán với Úc để tiếp tục "mở cửa" với quả nhãn”.

Ông Trần Văn Công

Bà Vũ Thị Hà - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hải Dương cho biết, diện tích vải của tỉnh niên vụ 2018 đạt 10.500ha, trong đó vải sớm 2.000 – 2.500ha, vải thiều 8.000 – 8.500ha; tổng sản lượng vải quả dự kiến đạt 55.000 – 60.000 tấn, trong đó vải sớm khoảng 15.000 – 18.000 tấn, vải thiều từ 40.000 – 45.000 tấn, tập trung chủ yếu tại Thanh Hà và Chí Linh.

“Dự kiến, từ ngày 5.5.2018, trà vải cực sớm của tỉnh Hải Dương, gồm vải u trứng và vải hang son bắt đầu cho thu hoạch. Trà vải sớm thu hoạch tập trung từ 15 – 25.5 và trà vải thiều thu hoạch tập trung từ 20.5 - 20.6” - bà Hà cho biết thêm.

Điều đáng ghi nhận là tỉnh Hải Dương đã xây dựng được 13 vùng sản xuất vải phục vụ xuất khẩu đi Mỹ, Australia, EU, với diện tích 131,68ha (năm 2017, diện tích này mới đạt 88,54ha), sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu khoảng 1.000 tấn; diện tích vải đạt tiêu chuẩn VietGAP là 187ha, sản lượng 1.500 tấn. Năm 2017, các hợp đồng thu mua vải VietGAP, vải xuất khẩu có giá cao hơn thị trường 2.000 – 3.000 đồng/kg so với đại trà.

Tại Hưng Yên, vấn đề sản xuất an toàn cũng được địa phương, ngành chức năng chú trọng, khuyến cáo người dân thực hiện. Theo đó, Sở NNPTNT tỉnh đã triển khai mô hình ứng dụng phân bón công nghệ nano bạc trên diện tích 30ha nhãn tại huyện Khoái Châu và TP.Hưng Yên; mô hình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên nhãn, vải tại Phù Cừ và TP.Hưng Yên; xây dựng và đề nghị cấp mã số xuất khẩu quả nhãn vào thị trường Mỹ cho 7 vùng sản xuất với diện tích trên 70ha; cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGAP cho 3 vùng nhãn (Nễ Châu, Miền Thiết và Tổ hợp tác nhãn lồng Hồng Nam) với diện tích 62ha.

Bà Nguyễn Thị Chải - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết, việc sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn đã giúp nhãn Hưng Yên thâm nhập được những thị trường khó tính như Mỹ, Singapore. Năm 2017, toàn tỉnh xuất khẩu được trên 5 tấn nhãn sang Mỹ và 2 tấn sang Singapore. 

Được biết, niên vụ 2018, diện tích nhãn của Hưng Yên đạt 4.340ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 4.200ha, tập trung tại các huyện Khoái Châu, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi và TP.Hưng Yên; sản lượng ước đạt 41.202 tấn.

Vẫn phụ thuộc một thị trường

Trong niềm vui vải, nhãn được mùa, bà con nông dân vẫn không khỏi lo lắng khi đến thời điểm này, việc tiêu thụ vẫn chủ yếu phụ thuộc vào thương lái và một số thị trường truyền thống. Đơn cử như năm 2017, tổng sản lượng vải xuất khẩu của Hải Dương đạt 10.541,5 tấn thì có tới hơn 80% xuất đi Trung Quốc.

 vai, nhan du bao duoc mua lon nhat trong 5 nam hinh anh 2

  Tỷ lệ ra hoa của nhãn, vải ở Hải Dương, Hưng Yên đạt 95%, dự kiến được mùa lớn. Ảnh: A.T

Ông Nguyễn Tiến Hậu (xã Hồng Nam, TP.Hưng Yên) thừa nhận: “Việc tiêu thụ nhãn vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Dù chính quyền và ngành chức năng có nói sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhưng về cơ bản chúng tôi vẫn phải tự thân vận động”.

Theo ông Trần Văn Mừng (xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, Hải Dương), vải của địa phương chủ yếu bán cho thương lái ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và khu vực miền Trung. Gia đình ông có 2ha vải chín sớm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng khoảng 20 tấn quả.

“Nếu được các siêu thị, doanh nghiệp lớn về thu mua hoặc địa phương tổ chức những điểm bán hàng tại các thành phố lớn thì chúng tôi sẽ không bị phụ thuộc nhiều vào thương lái như bây giờ” - ông Mừng mong mỏi.

 vai, nhan du bao duoc mua lon nhat trong 5 nam hinh anh 3

Bà Vũ Thị Hà đánh giá, việc vải, nhãn toàn miền Bắc được mùa có thể sẽ gây áp lực trong việc tiêu thụ khi thị trường vẫn chưa mở rộng. Cho đến nay, thị trường tiêu thụ truyền thống vẫn là Trung Quốc và nội địa. “Trung Quốc vừa đưa ra yêu cầu về áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm. Đây là rào cản mới cho nông sản Việt Nam nói chung và quả vải Việt Nam nói riêng khi xuất khẩu sang thị trường này” - bà Hà nói.

Đó là chưa kể công nghệ bảo quản, chế biến vải còn lạc hậu, thời gian bảo quản vải tươi không dài; nông dân thiếu thông tin thị trường, sản xuất không theo hợp đồng từ đầu vụ và luôn đứng trước nguy cơ được mùa mất giá, dễ bị tư thương ép giá ngay tại các điểm thu mua trong vùng.

Tăng cường kết nối

Trong chuyến kiểm tra vùng trồng nhãn, vải tại Hải Dương và Hưng Yên của Bộ NNPTNT và Bộ Công Thương mới đây, ông Nguyễn Quốc Toản - quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) – nhận định: Qua kiểm tra thực tế, các cơ quan chức năng đánh giá, những diện tích nhãn, vải đạt tiêu chuẩn VietGA, GlobalGAP cho sản phẩm quả chất lượng tốt, đây là tín hiệu đáng mừng. Sản lượng tăng nhẹ so với năm ngoái, như tại Hưng Yên sản lượng vải tăng 20%, nhãn tăng 10%.

“Muốn tiêu thụ thuận lợi phải tăng cường kết nối giữa các hợp tác xã với doanh nghiệp thu mua, phân phối. Chúng tôi sẽ vào cuộc một cách chủ động, tập trung tuyên truyền thông tin thị trường đến các chủ doanh nghiệp, bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, phải đảm bảo kiểm soát vận chuyển, trữ hàng cũng như kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi ra thị trường” - ông Toản nói.

Ngoài ra, các địa phương sẽ tổ chức một số lễ hội  trong thời điểm chính vụ, đồng thời có chương trình xúc tiến thương mại tại Côn Minh (Trung Quốc) vào tháng 6.2018, để sản phẩm nhãn, vải được giới thiệu một cách chính thống tại thị trường này.

Để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều, bà Hà kiến nghị, Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương đẩy mạnh các chương trình quảng bá, xúc tiến tiêu thụ vải để mở rộng thị trường; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp về chính sách thị trường, các rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, đặc biệt là các yêu cầu về tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc chất lượng sản phẩm.

Cũng liên quan đến vấn đề tiêu thụ vải, nhãn trong vụ mùa 2018, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II.2018 của Bộ NNPTNT diễn ra mới đây, ông Trần Văn Công - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - cho biết: Cục đã làm việc với Trung tâm Xúc tiến thương mại, một số vùng trọng điểm sản xuất vải, nhãn tập trung cùng một số trung tâm phân phối, tiêu thụ sản phẩm để kết nối sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong nước".

Theo: Anh Thơ/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 166


Hôm nayHôm nay : 38371

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 752332

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59760655