18:32 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Văn hóa đã trở thành động lực

Chủ nhật - 17/06/2018 21:09
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010 gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và hệ thống chính trị cơ sở. Bộ tiêu chí xây dựng NTM gồm 19 tiêu chí, riêng lĩnh vực văn hóa có hai tiêu chí. Tám năm qua, văn hóa thực sự trở thành động lực để người dân-chủ thể của quá trình xây dựng NTM-đẩy nhanh tiến độ "về đích".

Từ chủ trương đúng...

Cần phải nói rõ là hai tiêu chí về văn hóa trong xây dựng NTM được Chính phủ quan tâm từ khá sớm, qua Quyết định số 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009. Đây cũng là những bước khởi đầu thực hiện nghị quyết của Đảng và mục tiêu của Chính phủ với việc xác định văn hóa vừa là nội dung, giải pháp, vừa là mục tiêu để thực hiện thành công xây dựng NTM. Bởi văn hóa có mối quan hệ hữu cơ và tác động hai chiều với các tiêu chí khác trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Văn hóa gắn liền với sự thành công của những tiêu chí quan trọng khác, như: Môi trường, kinh tế, an ninh trật tự, sự thống nhất của hệ thống chính trị…

Trong hội nghị sơ kết thực hiện tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức mới đây), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá việc thực hiện tiêu chí văn hóa gắn với xây dựng NTM đã tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đa sắc màu trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nông thôn, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có nhận xét: Môi trường hình thành từ ý thức văn hóa, hay nói cách khác, bảo vệ môi trường được khơi gợi từ nền tảng văn hóa. Điều đó cho thấy vị trí, vai trò trung tâm của văn hóa đối với việc giải quyết những vấn đề từ môi trường. Có thể lấy rất nhiều ví dụ minh họa cho điều này từ những làng nghề, những phong trào, mô hình như: “Ngày chủ nhật xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Gia đình 5 không, 3 sạch”, “Đoạn đường tự quản”, “Câu lạc bộ phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường”…

Khung cảnh một đoạn đường liên thôn ở xã Hải Quang, Hải Hậu, Nam Định.

Bà Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổng kết thành quả 8 năm thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng NTM như sau: Khẳng định sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền cũng như toàn dân, coi văn hóa là trọng tâm trong xây dựng NTM; xây dựng được lối sống văn hóa và môi trường văn hóa sáng-xanh-sạch-đẹp; bảo tồn và nâng cao được những giá trị văn hóa truyền thống.

Có thể nhìn vào số liệu sau để thấy những điểm tích cực trong quá trình xây dựng NTM thời gian vừa qua: Về tiêu chí cơ sở vật chất, cả nước có 73.784 nhà văn hóa (đạt 69,4%); 6.997 trung tâm văn hóa-thể thao (đạt 64,3%); gần 15.000 sân bóng mini; gần 12.000 nhà tập thể thao. Về tiêu chí tinh thần, có hơn 69.000 làng, thôn, ấp, bản văn hóa (đạt 65%); nhiều hủ tục bị đẩy lùi, thuần phong mỹ tục được phát huy... 

Khó có thể liệt kê hết những con số minh chứng cho những thành tựu, nhưng với một số nét cơ bản đó đã khẳng định chủ trương và quyết sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng sự chung sức, chung lòng của toàn dân trong công cuộc xây dựng NTM.  

...đến diện mạo nông thôn mới

Đến thời điểm hiện tại, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã bước vào giai đoạn 2 (2016-2020) được hai năm. Ở nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn giữ vững và phát huy danh hiệu NTM. Điều đó cũng có nghĩa là mọi thứ sẽ đi vào thực chất hơn, chỉ tiêu sẽ được nâng cao hơn. Chúng tôi đến thăm một xã “kiểu mẫu” của huyện Hải Hậu (Nam Định)-huyện NTM, đó là xã Hải Quang.

Trên con đường hoa vốn rất nổi tiếng, chúng tôi gặp chị Trần Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị cho biết trong xã có hàng ki-lô-mét đường hoa như thế này. Không chỉ hoa mười giờ, hoa sam, dừa cạn, mà cả những loài hoa có giá trị như thủy tiên, thạch thảo, đồng tiền… cũng được người dân trồng bên vệ đường để làm đẹp quê hương. Qua câu chuyện, chúng tôi được biết thêm những năm qua, hội phụ nữ đã có những thành tích tốt trong vận động người dân “sống đẹp”. Đến nay, từ nhà ra đồng đều sáng-xanh-sạch-đẹp; thuần phong mỹ tục được giữ gìn; tệ nạn xã hội hầu như đã không còn.

Ở Hải Quang, hình ảnh các bà, các mẹ, các chị chiều chiều ngồi trò chuyện bên hè đường, luôn tay bấm những cọng hoa xấu, nhổ những cụm cỏ dại đã trở nên quen thuộc. Trên đường làng trải bê tông, trẻ em nô đùa, múa hát. Dưới dòng kênh trong vắt thấp thoáng những vuông lưới bắt cá. Bức tranh quê thanh bình, nhịp sống tươi vui. Thực tế cuộc sống ở những làng quê nông thôn mới là thế, rất khác với 10 năm trước.

Đồng chí Vũ Ngọc Trường, Phó chủ tịch thường trực UBND huyện Hải Hậu nói rằng, giờ nông thôn cũng đã hòa theo cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 rồi. Ở nhà văn hóa thôn, xã, huyện đều phủ internet. Mà nhà văn hóa đến nay lại được dân ưa thích, sáng thể thao, tối văn nghệ, lúc nào cũng tấp nập người. 

Lại nghe nhiều ý kiến từ các địa phương khác như: Thanh Hóa, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh… có rất nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao diễn ra bên nhà văn hóa. Chính quyền xã, huyện, tỉnh, thành phố phải tổ chức những hội thi thể thao, văn nghệ để phục vụ nhu cầu người dân. Cá biệt, tại tỉnh Sơn La có hơn 300 đội văn nghệ “cây nhà lá vườn” đang phát huy tác dụng thu hút du khách, đồng thời góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc Thái.

Điều này cũng là mong muốn của chính người dân. Như trường hợp của cựu chiến binh Nguyễn Đình Hòe ở Hưng Hà, Thái Bình-người đã có công thành lập câu lạc bộ chèo của xã; nhà giáo Ngô Thị Khiếu-người xây dựng “bảo tàng đồng quê” ở Giao Thủy, Nam Định; chị Lô Thị Hoa, người dân tộc Thái ở Con Cuông, Nghệ An lập nên cả một hội những người làm du lịch tại địa phương… Họ cho biết, sự hỗ trợ, động viên kịp thời của cấp ủy, chính quyền là động lực lớn để giúp người dân thực hiện những dự án làm đẹp quê hương mình. Dễ thấy NTM đến đây đã có sự chuyển biến về chất, người dân không chỉ biết gìn giữ mà còn phát huy những giá trị văn hóa, làm giàu cho mình, cho quê hương.

NGUYÊN PHONG/qdnd.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 773878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59782201