03:06 EDT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong nước


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội: Doanh nghiệp thiếu "mặn mà"!

Thứ ba - 09/10/2012 19:16
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang khẳng định chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu và điều kiện nước ta hiện nay. Thông qua các mô hình điểm, Ban chỉ đạo các cấp cũng đã xác định được những cơ chế, chính sách cần đổi mới, trong đó có những vấn đề quan trọng như cơ chế, chính sách tài chính, cơ chế quản lý xây dựng cơ bản phù hợp với địa phương. Đáng chú ý, cơ chế tài chính được nhấn mạnh theo nguyên tắc Nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp đầu tư và nhân dân đóng góp với tỷ lệ hợp lý…

Xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Hà Nội. 
 
Triển khai chậm do thiếu vốn 
Qua thời gian triển khai, chương trình xây dựng NTM cần nguồn vốn rất lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước, của các doanh nghiệp và nhân dân có hạn. Bởi vậy, tiến độ triển khai các dự án rất chậm, một số nội dung không có kinh phí riêng như phát triển sản xuất. Qua thống kê tại 11 xã điểm do Ban Bí thư Trung ương Đảng lựa chọn, các công trình xây dựng NTM ở các xã này phần lớn nhờ nguồn lực của Trung ương hỗ trợ (chiếm 40%), ngân sách địa phương và của dân cư không đáng kể (chiếm 12,4%), vốn doanh nghiệp còn quá ít (chiếm 8,9%)...
Tại Hà Nội, đến nay có 19/19 huyện, thị xã đã thực hiện khảo sát, lập đề án xây dựng NTM cấp huyện; 325 xã đã lập xong đề án xây dựng NTM cấp xã. Các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm đã phê duyệt đề án NTM cho 100% số xã trên địa bàn. Bên cạnh đó, 255 xã đã lập xong quy hoạch, 150 xã đang tiến hành triển khai. Nhiều huyện làm tốt công tác quy hoạch như Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ… Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM Hà Nội, tiến độ lập quy hoạch ở các huyện vẫn chậm so với kế hoạch; phần lớn nguồn vốn xây dựng NTM được lấy từ ngân sách, trong khi sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân còn rất hạn chế. Tính đến ngày 30-6-2011, nguồn kinh phí bố trí thực hiện đề án xây dựng NTM tại 19 xã điểm trên địa bàn thành phố là 771.066 triệu đồng. Trong đó vốn ngân sách và lồng ghép đạt 719.257 triệu đồng, chiếm tới 93,2%. Còn lại, vốn do nhân dân đóng góp chỉ đạt 27.476 triệu đồng (chiếm 3,5%), vốn doanh nghiệp 23.502 triệu đồng (chiếm 3%), vốn xã hội hóa 831 triệu đồng (chiếm 0,1%).
Ông Lê Đăng Minh, Chủ tịch UBND xã Mai Đình (Sóc Sơn, Hà Nội) cho biết: "Là một trong những xã điểm của TP Hà Nội, nhưng chúng tôi rất khó hoàn thành đúng tiến độ trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương. Đến nay, xã Mai Đình đã cơ bản hoàn thành từ 10 đến 12 tiêu chí, nhưng 7 tiêu chí còn lại đòi hỏi cần một nguồn vốn lớn nên rất khó thực hiện. Trên thực tế, nhiều vấn đề tại Mai Đình vẫn còn đang ở thời điểm xuất phát, bởi lẽ hạ tầng cơ sở của xã vẫn đang trong quá trình hoàn thiện".
Cũng theo ông Minh, đề án có tổng kinh phí gần 253 tỷ đồng từ ngân sách thành phố, huyện, xã, vốn đầu tư của các doanh nghiệp, vốn huy động đóng góp của nhân dân và các nguồn tài chính hợp pháp khác. Thế nhưng, trên thực tế thì đến thời điểm này, xã Mai Đình vẫn chưa được cấp đầy đủ kinh phí như trong đề án.
Cần có chính sách để hút các doanh nghiệp
Việc huy động vốn từ nhân dân, từ các doanh nghiệp để xây dựng, phát triển NTM không dễ dàng như trong suy nghĩ của nhiều người. Hiện tại, nhiều dự án của địa phương còn đang dở dang. Ngay như việc làm đường giao thông cũng vậy, cứ đào lên rồi lại lấp xuống, làm mãi không xong vì thiếu vốn. Ngay như các huyện Đông Anh, Gia Lâm, tuy quy hoạch xong nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện được nhiều vì chưa có kinh phí. Ở nhiều nơi, người dân đã tình nguyện hiến đất để làm đường. Chẳng hạn như tại xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, người dân đã hiến hơn 3.000m2 đất. Đó là việc làm cần được khích lệ, biểu dương, nhưng xây dựng NTM không chỉ cần đất mà vẫn rất cần tiền. 
Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư, tham gia xây dựng NTM vẫn còn nhiều "cái vướng". Một số doanh nghiệp phàn nàn: Họ đầu tư xây dựng NTM cho các địa phương theo hình thức BT. Nghĩa là doanh nghiệp bỏ tiền xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi lại địa phương có chính sách ưu đãi khi doanh nghiệp đầu tư tại địa phương đó. Tuy nhiên, thủ tục hành chính vẫn rườm rà, khó khăn; vốn đầu tư lớn mà lợi nhuận thu được không cao. Thậm chí, có doanh nghiệp xác định việc đầu tư xây dựng BT đối với chương trình NTM là trách nhiệm và ý thức "đóng góp" với xã hội là chính... Chính vì vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần có cơ chế mở, thông thoáng hơn để thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng NTM theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao), nhất là đối với việc đầu tư đường giao thông nông thôn. 
Xung quanh vấn đề thực hiện chương trình xây dựng NTM, nhiều chuyên gia cho rằng: Hà Nội đã xây dựng được các mô hình NTM tốt, đã quan tâm bố trí kinh phí và huy động được các nguồn lực… Nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Hà Nội cũng còn một số tồn tại như: Công tác quy hoạch, tiến độ thực hiện và triển khai các dự án nông nghiệp còn chậm, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao… Do vậy, trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn công tác quy hoạch và xây dựng đề án. Để huy động được nguồn vốn, TP Hà Nội nên lồng ghép các chương trình, tổng hợp các nguồn vốn trên địa bàn. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng NTM theo hình thức BT.

Bài và ảnh: Minh Trường - Phú Sơn
Nguồn:qdnd.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cơ chế

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 325


Hôm nayHôm nay : 35520

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1255349

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58847404