10:35 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

10 năm Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết 26: Hơn 17.200 tỷ đồng đầu tư 'tam nông'

Thứ ba - 31/07/2018 22:08
Năm 2008 Nghị quyết (NQ) 26- NQ/TW của BCH Trung ương khóa X ra đời đã trở thành “bệ phóng” giúp các tỉnh, TP, đặc biệt là Hà Tĩnh định hình được “đường đi nước bước” trong công cuộc CNH- HĐH nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Sau đó một năm, Hà Tĩnh tiếp tục hiện thực hóa NQ này bằng NQ 08- NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh, “mạnh tay” dành hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư cho "tam nông".  

Ban hành 14 cơ chế, chính sách

Nhớ lại những năm đầu tách Hà Tĩnh ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh (năm 1991), gần như toàn bộ lợi thế nằm ở bên kia cây cầu Bến Thủy, tức là tỉnh Nghệ An. Thứ duy nhất mà Hà Tĩnh có được chính là con người. Tuy nhiên, ở trong tâm thế “tay không bắt giặc”, việc đưa Hà Tĩnh vươn lên sánh ngang với các tỉnh Bắc Trung bộ là một điều không tưởng và cũng ít vị lãnh đạo nào dám “bạo miệng” nói đến.

 
12-39-35_1
Hàng loạt chính sách ra đời trong 10 năm qua đã giúp Hà Tĩnh khai thác tối đa lợi thế lĩnh vực chăn nuôi lợn

17 năm sau – thời điểm BCH Trung ương khóa 10 ban hành NQ 26 về “tam nông”, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh vẫn đang loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì để tận dụng được tối đa tiềm năng, lợi thế. SX quanh đi quẩn lại trồng lúa, lạc; nuôi bò, gà, lợn... với quy mô nhỏ lẻ, manh mún.

Đặc biệt, đời sống vật chất, tinh thần người dân nông thôn đang ở mức rất thấp, thu nhập bình quân người/tháng chỉ đạt 400 ngàn đồng (bằng 63,5% thu cả nước; khu vực nông thôn chỉ bằng 57% khu vực thành thị); tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới 26,76%…

Từ bàn đạp của NQ26, năm 2009 BCH Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh cho ra đời NQ 08. Giai đoạn này (2009 – 2017) vai trò của cả hệ thống chính trị được phát huy tối đa, từ lãnh đạo tỉnh đến huyện, xã không kể ngày nghỉ, thứ 7, chủ nhật, tất cả đều được huy động xuống cơ sở động viên nhân dân tăng gia SX, xây dựng NTM... Kết quả chỉ sau 3 – 4 năm sau, tất cả đã thay đổi chóng mặt.

Ông Nguyễn Văn Việt, GĐ Sở NN-PTNT tỉnh cho rằng, lĩnh vực nào cũng vậy, muốn phát triển được đều phải có nguồn lực. Đặc biệt, với lĩnh vực “lắm rủi ro” như nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì chính sách kích cầu càng cần phải tương xứng. Rất phấn khởi là khi thực hiện NQ 08, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ưu tiên dành nguồn lực cho “tam nông” rất lớn.

Theo đó, trước năm 2010 chính sách chỉ mang tính thời vụ, nhỏ lẻ (bình quân mỗi năm hỗ trợ 7-8 tỷ đồng), tuy nhiên 9 năm trở lại đây tỉnh đã xây dựng và ban hành 14 cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển SX, nâng cao đời sống cư dân nông thôn với tổng nguồn lực thực hiện đạt 17.297 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh 2.555 tỷ (chiếm 14,8%); ngân sách cấp huyện, xã 752 tỷ đồng; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác 13.990 tỷ đồng (chiếm 80,9%).

Nổi bật phải kể đến các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo Quyết định 24, các NQ 90, 157, 32... với tổng kinh phí hỗ trợ 607,8 tỷ đồng; chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, hỗ trợ các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, xã về đích NTM là 1.880 tỷ đồng; hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương hơn 437 tỷ đồng.

Rồi chính sách hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng để phát triển SX, xây dựng NTM theo các Quyết định 26, 03, 09, 23 đạt hơn 172 tỷ đồng; các chính sách hỗ đặc thù về phát triển rau củ quả trên cát, chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, xây dựng cơ sở lợn nái ngoại, nuôi cá mú, xây dựng NM chế biến súc sản với hơn 132,3 tỷ đồng...  

Từ điểm nhìn Hương Sơn

Hương Sơn là một trong những huyện miền núi phía tây Hà Tĩnh thường xuyên phải gánh chịu thiên tai, bão lũ nên sản xuất nông nghiệp “mất” nhiều hơn “được”. Sau khi tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các chính sách kích cầu của tỉnh, địa phương này xây dựng lại quy hoạch SX nông nghiệp chung, xác định lại đối tượng cây, con chủ lực gồm lợn, hươu, bò, gà; cam và chè công nghiệp; đồng thời, trích ngân sách hỗ trợ người dân chuyển đổi từ SX nhỏ lẻ, manh mún sang hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Theo ông Nguyễn Kiều Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện: Tỉnh có chính sách 23, 24, 26 thì huyện cũng lồng ghép vào các chính sách này hỗ trợ thêm cho người dân. Ví dụ, tỉnh hỗ trợ liên kết SX chè 1.000đ/bầu giống và 5 triệu đồng tiền khai hoang/ha thì huyện cũng hỗ trợ thêm 5 triệu đồng tiền khai hoang/ha.

Ngoài chè, Hương Sơn được biết đến là “thủ phủ” trồng cam và chăn nuôi hươu sao. Để khai thác tối đa tiềm năng các đối tượng SX này, từ năm 2012 đến nay hầu như năm nào huyện cũng dành một nguồn lực nhất định để kích cầu người dân đầu tư phát triển.

Đơn cử, hỗ trợ 200 triệu đồng/mô hình chăn nuôi hươu từ 50 con trở; hỗ trợ 1-2 HTX, DN thành lập mới để bao tiêu đầu ra cho nhung hươu và cam với định mức không quá 250 triệu đồng/mô hình; hỗ trợ hơn 700 triệu đồng thực hiện chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc nhung hươu. Hỗ trợ 10.000đ/cây cam giống; thuê chuyên gia phục tráng cây cam bù đầu dòng; hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho người dân, đồng thời xây dựng nhãn hiệu cho cây cam Sơn Mai...

12-39-35_2
Hương Sơn được biết đến là “thủ phủ” chăn nuôi hươu sao

“Hiệu quả của chính sách được thể hiện rõ thông qua việc gia tăng mô hình chăn nuôi tập trung lên đạt 5 trang trại nuôi lợn nái ngoại quy mô 300 con trở lên, 24 trang trại lợn thịt quy mô 1.000 con/lứa trở lên, 11 trang trại quy mô trên 500 con/lứa trở lên.

Có 2 trang trại bò sữa; 1 cơ sở chăn nuôi hươu 100 con, 2 cơ sở quy mô 50 – 70 con và 448 cơ sở nuôi hươu từ 10 – 20 con. Đối với trồng trọt, phong trào phát triển cây ăn quả tăng mạnh với diện tích cam tăng hơn 158%, chè công nghiệp tăng 91% so với 10 năm trước”, ông Hưng nhấn mạnh.  

Vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” hồi sinh

Trước năm 2016 vùng đất Khe Trù, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn nghèo kiệt đến mức người dân nơi đây ví là vùng đất “chết”. Sau khi được tỉnh hỗ trợ 6 tỷ đồng xây dựng trạm biến áp và đường điện, nơi đây hồi sinh, trở thành khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Hiện có 7 trang trại chăn nuôi lợn nái, lợn thịt đang phát triển hiệu quả.

Ông Lê Tiến Cát, chủ trang trại lợn nái quy mô 450 con cho biết, chưa có tỉnh nào dành nguồn lực cho "tam nông" nhiều như Hà Tĩnh. Chỉ hơn 2 năm trang trại của ông được hưởng chính sách hơn 3,5 tỷ đồng, gồm hỗ trợ con giống, đường điện, san lấp mặt bằng, hỗ trợ vắc xin, tiền điện, lãi suất ngân hàng...

“Năm 2017, ngành chăn nuôi lợn gặp phải “thảm họa” về đầu ra, lúc đó nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của chính quyền thì chúng tôi đã phá sản. Cái nhân văn trong các chính sách hỗ trợ của Hà Tĩnh là song song nguồn lực trực tiếp, tỉnh còn hỗ trợ thêm vắc xin, hóa chất phòng chống dịch bệnh. Tôi nghĩ lúc ấy nếu không có hóa chất, vắc xin hỗ trợ thì rất nhiều cơ sở chăn nuôi lợn nái đã xóa sổ và hệ lụy sau đó là không còn lợn giống để tái đàn”, ông Cát phân tích.

12-39-35_3
Phong trào trồng cây ăn quả cũng đang phát triển mạnh ở khu vực đồi núi các huyện

Để “giải cứu” chăn nuôi lợn, tỉnh còn giao cho các ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ; giao các tổ chức đoàn thể hỗ trợ tiêu thụ thịt lợn cho người dân... Đây đều là những giải pháp hiệu quả, giúp người chăn nuôi có động lực vượt qua giai đoạn khó khăn.

Lý giải về việc không hỗ trợ tiền mặt trực tiếp mà thực hiện bằng vắc xin, tiền điện, ông Nguyễn Văn Việt cho rằng đây là cơ hội để chủ các cơ sở chăn nuôi xác định lại việc xây dựng trang trại phải làm thật. Nếu chỉ làm để hưởng chính sách thì khi gặp biến cố sẽ phá sản ngay. Hơn nữa, hỗ trợ trực tiếp mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế, không cẩn thận sẽ kéo lùi sự phát triển.

Hiện toàn tỉnh vẫn cơ bản duy trì được 38 cơ sở nái ngoại, với đàn nái đạt hơn 19.800 con. Đồng thời, kiểm soát, chọn lọc, loại thải đàn lợn nái trong nông hộ, giảm được khoảng 1/2 tổng đàn so với năm 2016 (hơn 20.000 con), để nâng cao chất lượng đàn nái. Nhân thời điểm bà con dừng nuôi, giảm đàn, các địa phương cũng soát xét, giảm hơn 18.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với quy mô khoảng 40.000 con, góp phần bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, thị trường tiêu thụ cũng đang có chuyển biến tích cực, trước đây chủ yếu thương lái thu gom xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc, thì nay đang chuyển sang các cơ sở giết mổ nội tỉnh...

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 173

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 170


Hôm nayHôm nay : 46436

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 809638

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59817961