12:42 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới » Tin trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Agribank chi nhánh Hà Tĩnh II: Làm tròn sứ mệnh bà đỡ cho 'tam nông'

Thứ hai - 15/04/2019 23:28
Mặc dù là đứa con “sinh sau đẻ muộn” của ngân hàng NN – PTNT (Agribank) Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng hoạt động, Agribank Chi nhánh (CN) Hà Tĩnh II đã khẳng định được tên tuổi của mình không hề kém cạnh “đàn anh, đàn chị” trong toàn hệ thống cũng như các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Hà Tĩnh.

“Tuổi trẻ, tài cao”

Những ai từng chứng kiến sự ra đời, trưởng thành của Agribank Hà Tĩnh II sẽ không ngoa khi nói rằng, doanh nghiệp (DN) này “tuổi trẻ, tài cao”. Trước khi thành lập Agribank Hà Tĩnh II, các đơn vị trực thuộc, gồm: Agribank huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Hương Khê, Thạch Hà, Bắc huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh đã được biết đến là những đứa “con cưng” của Agribank CN Hà Tĩnh. Đến ngày 1/11/2018, các đơn vị trên được chia tách, thành lập nên Agribank Hà Tĩnh II, chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank Việt Nam.

Giám đốc Agribank Cẩm Xuyên khẳng định, đơn vị đã làm tròn vai trò “bà đỡ” giúp nông dân làm giàu hiệu quả

Những ngày đầu mới thành lập, do vị trí làm việc của hội sở đặt tại địa điểm mới (đường Xô Viết Nghệ Tĩnh – TP Hà Tĩnh) nên nhiều khách hàng không biết để đến giao dịch. Ngay lập tức, Ban giám đốc họp bàn, đưa ra nhiều giải pháp kích cầu, thu hút khách hàng đến với Agribank Hà Tĩnh II.

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên với sức trẻ, sự nhiệt huyết, đoàn kết được huy động tỏa xuống cơ sở phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo.  Sau một thời gian ngắn, số lượng khách hàng đến với Agribank Hà Tĩnh II tăng lên từng ngày, góp phần đưa tổng nguồn vốn tăng từ hơn 6.158 tỷ đồng (1/11/2018) lên hơn 6.649 tỷ đồng (10/4/2019), tăng 7,97%; dư nợ tăng từ hơn 5.897 tỷ (1/11/2018) lên hơn 6.170 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm đến 92% tổng dư nợ.

Ông Võ Văn Nhất, Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II cho rằng, thuận lợi của đơn vị khi thành lập là đã có một hệ thống CN trực thuộc có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh với một lượng khách hàng đông đảo. Thế nhưng, nếu chỉ nhìn vào hiện tại mà vỗ ngực tự đắc thì chắc chắn Agribank Hà Tĩnh II không thể phát triển được như bây giờ. 

Ông Võ Văn Nhất (thứ 2 bên trái) cùng đại diện chính quyền địa phương trao tặng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo tại TP Hà Tĩnh

Sau khi tiếp nhận vị trí Giám đốc Agribank Hà Tĩnh II, ngay lập tức ông Nhất triển khai nhiều Chương trình tri ân khách hàng; an sinh xã hội trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Điển hình như, trao 736 suất quà tết với tổng số tiền 368 triệu đồng cho trẻ em mồ côi, khuyết tật; gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách; trao 12 nhà tình nghĩa, trị giá 480 triệu đồng cho hộ nghèo trên địa bàn... Đồng thời, tổ chức thành công hội thao Agribank Hà Tĩnh II lần thứ nhất, giúp người lao động trong toàn CN có điều kiện giao lưu, học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết, góp phần vào sự phát triển toàn diện, bền vững của đơn vị trong tương lai.

“Chặng đường phát triển phía trước đang rất gian nan nhưng Agribank Hà Tĩnh II chắc chắn sẽ nỗ lực hết mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh “bà đỡ” cho “tam nông”. Tiếp tục đồng hành, trao “cần câu” cho người dân phát triển kinh tế, chung tay hỗ trợ các địa phương xây dựng đô thị văn minh, phong trào NTM”, ông Võ Văn Nhất nhấn mạnh.  

Gần 2 thập kỷ “sống khỏe” nhờ Agribank

Năm 1996, ông Hà Văn Thảo và bà Hà Thị Chuân, đều là người gốc xóm Hưng Thắng, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên nên duyên vợ chồng. Ít năm sau đó, 4 người con (1 trai, 3 gái) lần lượt ra đời. Cuộc sống của cả gia đình nhìn vào một mẫu ruộng cùng mấy trăm nghìn tiền trợ cấp làm xóm trưởng và công an viên của ông Thảo. Đến năm 1999, ông Thảo thôi chức xóm trưởng và công an viên, cuộc sống gia đình bắt đầu lâm vào cảnh khó khăn. Đúng lúc này, trong ông hình thành ý tưởng đầu tư trang trại chăn nuôi.

“Nhát cuốc đầu tiên tôi đặt xuống để khai hoang vỡ đất là vùng  suối Eo Bù, cách nhà tầm 4km. Tôi dồn hết vốn liếng tích góp được mua 500 con gà về nuôi nhưng thất bại thảm hại. Đến năm 2001, tôi khởi nghiệp trở lại với 50 triệu đồng vay Agribank huyện Cẩm Xuyên, đầu tư nuôi 50 con lợn thịt”, ông Thảo nhớ lại.

Theo “tỷ phú” Thảo, lúc bấy giờ chuồng nuôi lợn chỉ dựng mấy chiếc cọc bên tông rồi lợp prô xi măng lên. Lứa lợn đầu tiên bán có lãi, ông tiếp tục vay ngân hàng 200 triệu đồng nâng quy mô lên 150 con lợn/lứa. Theo thời gian, quy mô trang trại của gia đình ông duy trì ổn định 1.000 con/lứa từ năm 2012 đến nay. Ông Thảo bảo, trang trại của ông “sống khỏe” đến tận hôm nay hoàn toàn nhờ nguồn vốn của Agribank Cẩm Xuyên.

Nhớ lại năm 2016, “bão giá” lợn càn quét người chăn nuôi cả nước, trang trại của ông mất trắng hơn 2,3 tỷ đồng, đến nỗi chiếc xe ô tô làm phương tiện đi lại ông cũng phải bán lỗ để trả nợ chăn nuôi lợn. Khi giá lợn bắt đầu ổn định trở lại, Agribank Cẩm Xuyên lại tạo điều kiện cho ông vay 800 triệu đồng gây dựng lại cơ nghiệp. “Tỷ phú” Thảo nhấn mạnh: “Gần 2 thập kỷ qua nếu không có nguồn vốn của Agribank Cẩm Xuyên tôi không thể nuôi con cái ăn học thành tài và có khối tài sản như hiện giờ. Mỗi lần tôi cần vốn chỉ cần gọi điện cho cán bộ phụ trách, sau một ngày là có thể lấy tiền ngay. Tính ra, doanh số vay cuốn chiếu trong năm của tôi ở Agribank Cẩm Xuyên phải đến trên dưới 5 tỷ đồng. Hết cám đến vay, mua giống cũng vay…”.

Được biết, mô hình trang trại của hộ ông Thảo bình quân hai năm gần đây lợi nhuận đạt từ 1 đến 1,5 tỷ đồng/năm. Hiện tổng đàn đang nuôi tại chuồng trên 600 con lợn; dự kiến cuối tháng 4 này ông tiếp tục thả nuôi lứa lợn mới.

Nhờ nguồn vốn của Agribank trang trại của gia đình ông Thảo cho lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng/năm

Song song với việc tạo nguồn vốn giúp nông dân phát triển sản xuất, thời gian vừa qua Agribank Hà Tĩnh II cũng đã dành hơn 5.160 tỷ đồng cho vay xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung đầu tư cho phát triển mô hình kinh tế trồng trọt, chăn nuôi; hỗ trợ xây dựng công trình phúc lợi như: trường học, trạm y tế; nhà ở…

Trường tiểu học xã Cẩm Hà, huyện Cẩm Xuyên được xây dựng từ những năm 1978 – 1980. Quá trình sử dụng tất cả các hạng mục như mái nhà, tường, nền nhà… đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi xã phát động phong trào xây dựng NTM, tiêu chí trường học là một trong những tiêu chí Cẩm Hà khó đạt nhất do ngân sách xã không đủ để trang trải.

Chia sẻ với những khó khăn của địa phương, năm 2018 Agribank đã trích từ nguồn đóng góp của cán bộ, công nhân viên hỗ trợ 5 tỷ đồng giúp Cẩm Hà xây dựng trường tiểu học, quy mô 2 tầng, 10 phòng học khang trang. Ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà nói: “Chúng tôi thực sự ghi nhận và cảm ơn sự hỗ trợ hết sức quý báu của ngân hàng Agribank. Đời sống dân Cẩm Hà đang khó khăn nên việc huy động xã hội hóa rất hạn chế, trong khi ngân sách xã mỗi năm chỉ thu được trên dưới 100 triệu đồng từ cấp quyền sử dụng đất. Nếu không có sự hỗ trợ của Agribank không biết đến bao giờ Cẩm Hà mới chuẩn hóa được tiêu chí trường học trong xây dựng NTM”.

Cũng giống như tiêu chí trường học, Agribank Hà Tĩnh II đã đóng góp nguồn lực khá lớn giúp các huyện, thị xã, thành phố đẩy nhanh tiến độ chuẩn hóa tiêu chí nhà ở, giúp người nghèo thoát khỏi cảnh “nhà tranh vách đất”.

Gia đình anh Nguyễn Văn Nghị, chị Lê Thị Xuân và 2 người con  ở thôn Đồng Liên, xã Thạch Đồng (TP Hà Tĩnh) trước đây sống trong ngôi nhà gỗ hư hỏng, giột nát tứ phía. Trời nắng không đến nỗi nào nhưng đến mùa mưa bão nhìn quanh nhà chẳng có chỗ nào khô ráo để đặt chiếc giường. Chị Xuân bảo, hai vợ chồng đều mong ước có một căn nhà nhưng vì con cái hay đau ốm, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều nhìn vào đồng lương anh Nghị kiếm được từ nghề cơ khí nên đói nghèo cứ đeo bám mãi.

“Khi chính quyền địa phương thông báo gia đình tôi được Agribank Hà Tĩnh II hỗ trợ tiền làm nhà tình nghĩa, vợ chồng tôi mừng vô cùng. Dù số tiền được hỗ trợ (40 triệu đồng) không đủ làm một căn nhà nhưng chính nó đã tiếp thêm động lực để chúng tôi vay mượn thêm anh em, bạn bè xây căn nhà khang trang hơn nhà cũ gấp bội lần. Cảm ơn Agribank Hà Tĩnh II, cảm ơn cán bộ thôn, xã, thành phố đã quan tâm đến người nghèo như chúng tôi”, chị Xuân xúc động nói.

Giám đốc Agribank huyện Cẩm Xuyên, ông Nguyễn Hoàng Hải: Mặc dù mới đầu quý II/2019 nhưng tốc độ tăng trưởng của Agribank Cẩm Xuyên đã đạt 58%. Tổng dư nợ đến 10/4 là 1.008 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay “tam nông” chiếm trên 70%. Đặc biệt, trong những năm qua, ngoài thực hiện nhiệm vụ đầu tư tín dụng, Agribank Cẩm Xuyên còn đồng hành, hỗ trợ đắc lực giúp 27 xã trên địa bàn thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. Đó là tặng nhà ở cho hộ nghèo; sửa chữa trường tiểu học Cẩm Hòa do mưa bão (50 triệu đồng); trao tặng 22 con bò cho hộ nghèo…

Đặc biệt, thông qua các chính sách hỗ trợ: Cho vay giảm tổn thất sau thu hoạch của Trung ương và cho vay xây dựng NTM theo quyết định 23, 26 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Agribank Cẩm Xuyên đã thực hiện hỗ trợ lãi suất hơn 36 tỷ đồng cho hơn 1.600 khách hàng trên địa bàn toàn huyện.

Theo Thanh Nga/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 125

Máy chủ tìm kiếm : 26

Khách viếng thăm : 99


Hôm nayHôm nay : 37116

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 969925

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59978248