06:52 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tin tức nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phụ nữ đi đầu, làng quê giàu đẹp

Chủ nhật - 11/03/2012 21:39
Ngay từ khi triển khai phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", các cấp hội phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh đã xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Để phong trào có sức lan tỏa sâu rộng, các cấp hội phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh chú trọng xây dựng nhiều mô hình điểm với những cách làm hiệu quả, gắn với quyền lợi của hội viên.

 

Thu hoạch chè ở xã Hương Trà, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).
Ảnh : (TTXVN)

Những mô hình "xanh, sạch, đẹp"

Thạch Đài (huyện Thạch Hà) là một trong hai xã được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh nhận đỡ đầu trong lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) thông qua công tác tuyên truyền, giúp hội viên nâng cao nhận thức xây dựng NTM gắn cuộc vận động (CVĐ) xây dựng gia đình "năm không, ba sạch" và thoát nghèo bền vững. Về xóm 3, thôn Tây Đài dễ dàng nhận thấy quang cảnh sạch sẽ từ trong nhà, ngoài ngõ, ra tới những trục đường chính trong thôn. Điều đó, minh chứng cho sự đổi thay từ nhận thức đến hành động của người dân nơi đây. Điển hình là sự thay đổi của chính những người mẹ, người vợ trong mỗi nếp nhà. Chủ tịch Hội PN xã Thạch Đài Nguyễn Thị Bưởi cho biết: "Ý thức này xuất hiện từ khi thành lập Câu lạc bộ (CLB) "Phân nguồn rác thải và hạn chế sử dụng túi ni-lông" hồi tháng mười năm ngoái. Hội Phụ nữ xã hỗ trợ mỗi gia đình hội viên một giỏ đựng rác để phân nguồn rác thải, vận động hội viên trồng chuối lấy lá đi chợ thay túi ni-lông, hỗ trợ phân đạm bón chuối và một cái làn đi chợ. CLB đi vào hoạt động đã làm thay đổi nhận thức của chị em, ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức giữ gìn vệ sinh của các thành viên trong gia đình, lan tỏa ra cộng đồngể.

Chị Nguyễn Thị Huế nhớ lại: "Ban đầu ra chợ, người bán hàng dùng ni-lông gói thức ăn, chúng tôi từ chối, lấy lá chuối ra gói,  bao ánh mắt tò mò nhìn, thấy ngại lắm. Chúng tôi phải giải thích cho bà con biết. Giờ quen rồi, thấy lá chuối, thịt cá không bị ôi thiu, rau không bị héo, nhất là vào mùa hè nóng nực. Lá chuối sau sử dụng, chúng tôi gom lại, phơi khô rồi đốt, không có mùi khét lẹt như đốt túi ni-lông, không ảnh hưởng tới gia đình và người chung quanh". Chị Huế cho biết thêm, không chỉ giữ gìn vệ sinh trong gia đình mình, hội viên khi đi làm đồng, ra nơi công cộng, đều có ý thức thu gom rác thải, mang túi ni-lông về nhà tiêu hủy. Bản thân người dân Tây Đài từng phải "trả giá" vì thói quen xả rác bừa bãi này. Còn nhớ, năm 2010, khi cơn lũ lớn tràn qua, khi ấy, nhà cao nhất trong thôn cũng ngập tới mét rưỡi nước, rác rưởi, túi ni-lông, xác gia súc, gia cầm chết rữa, trôi vào nhà nửa tháng trời cho tới khi nước rút. Bởi vậy, khi CLB ra đời với những việc làm tiên phong của các hội viên là hành động thuyết phục nhất, giúp bà con nhanh chóng thay đổi nhận thức và hành vi bảo vệ môi trường.

Xã Thạch Đài chỉ là một thí dụ trong 48 xã điểm do Hội LHPN tỉnh chỉ đạo triển khai xây dựng NTM. Giờ đây, ngày mồng tám hằng tháng trở thành một ngày tổng vệ sinh môi trường của hội viên phụ nữ thuộc các chi hội, tổ hội. Không chỉ làm sạch môi trường sống, qua hoạt động này, tình làng nghĩa xóm càng thêm bền chặt. Đến nay, các cấp hội xây dựng được 15 mô hình điểm "Chi hội xanh - sạch - đẹp" tại các xã, điển hình như xã Tùng Ảnh (huyện Đức Thọ), Xuân Viên (huyện Nghi Xuân), Thạch Đài (huyện Thạch Hà). Để mô hình có chiều sâu, Hội hỗ trợ nguồn vốn với lãi suất ưu đãi xây dựng 1.230 công trình cấp nước, vệ sinh đúng quy cách theo tiêu chí NTM tại một số xã điểm, từ đó nhân rộng, phát triển mô hình "Sản xuất thực phẩm sạch","Tiêu dùng sạch"...

Phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thị Hà Tân cho rằng: "Cái gốc của xây dựng NTM là phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây thật sự là cuộc cách mạng"dựa vào sức dân để xây dựng cuộc sống cho dân". Do vậy, Hội LHPN tỉnh chú trọng gắn hoạt động hội với phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp chị em "ly nông bất ly hương". Điều này không chỉ giúp hội viên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mà còn giúp họ có thời gian chăm sóc dạy dỗ con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vữngể. Muốn đạt được mục tiêu quan trọng này, Hội LHPN tỉnh đã chủ động, sáng tạo đổi mới cách thức hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế bằng cách tập trung xây dựng các mô hình liên kết, liên doanh giúp phụ nữ tiếp cận thị trường, sản xuất hàng hóa; chuyển đổi nghề cho phụ nữ nông thôn, góp phần thực hiện tiêu chí NTM về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập. Thời gian qua, thông qua nguồn Quỹ tín dụng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Hội tập trung giải ngân vốn tại 48 xã thí điểm gần 12 tỷ đồng cho 2.590 hộ, phát triển trang trại, gia trại, sản xuất hàng hóa. Đồng thời, thí điểm cho vay lãi suất ưu đãi 10 triệu đồng/hộ, xây dựng 30 mô hình nhà mẫu, vườn mẫu NTM tại xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà), Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh).

Từ những mô hình "phát triển chăn nuôi tổng hợp", "tổ hợp chăn nuôi lợn"..., hàng nghìn hội viên phụ nữ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Một trong những mô hình thí điểm thành công là gia đình chị Đào Thị Quế, xã Thạch Đài. Sau một thời gian dài vào miền nam kiếm sống, vợ chồng chị tay trắng trở về quê, không một tấc đất "cắm dùi". Nhờ sự can thiệp của hội phụ nữ, chị có mảnh đất dựng túp lều. Hai năm sau, được sự động viên của cán bộ hội, chị mạnh dạn vay bảy triệu đồng, phát triển sản xuất. Đến nay, trang trại rộng gần một héc-ta của gia đình chị đã có 800 con vịt, 100 con ngan, 200 con gà và gần một tấn cá dưới ao, trị giá tài sản hơn 300 triệu đồng. Năm 2010, sau khi thu được gần 100 triệu đồng bán gia cầm, anh chị đã xây được một ngôi nhà khang trang. Chị cho biết, thời gian tới, sẽ tiếp tục vay vốn từ Hội cũng như từ các nguồn vốn khác để mở rộng mô hình chăn nuôi.

Tới thăm Tùng Ảnh, một trong 12 xã của tỉnh Hà Tĩnh được lựa chọn thí điểm xây dựng NTM, chúng tôi cảm nhận rõ cuộc sống văn minh, sạch sẽ ở nơi này. Để có những trục đường thôn phong quang, rộng rãi, bảo đảm đúng tiêu chí NTM, người dân nơi đây tự nguyện hiến hàng chục nghìn mét vuông đất, dỡ bỏ hàng trăm mét tường rào và nhiều cây cối... Hàng trăm hộ tự nguyện hiến đất, hiến vườn, trong đó phải kể tới tấm gương của chị Trần Thị Mơ, thôn Vọng, hiến 255 m2 đất, chị Phan Thị Hưng, thôn Sơn Lễ hiến 134 m2.

Tới thăm tổ hợp chăn nuôi lợn, nhím, gia cầm của gia đình chị Lê Thị Hoa, thôn Châu Dương, chúng tôi được biết: "Khi chưa được hỗ trợ vốn xây dựng hầm ủ, bếp bi-ô-ga, chất thải vật nuôi, thức ăn thừa của gia súc, gia cầm xả thẳng ra vườn, gây ô nhiễm không khí, nước thải ngấm vào tường nhà, giếng nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mọi người. Từ khi lắp bể bi-ô-ga, không còn mùi hôi thối như trước."

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Thọ Trần Minh Thảo tiếp lời: "Gia đình chị Hoa là một trong 41 gia đình hội viên được Hội Phụ nữ xã đứng ra tín chấp vay ngân hàng 15 triệu đồng với lãi suất 0,65% trong vòng hai năm, xây bể bi-ô-ga. Việc lắp đặt bể bi-ô-ga không chỉ góp phần đáng kể cải thiện vệ sinh môi trường, mà còn có thể phát triển đàn gia súc, gia cầm, giúp kinh tế gia đình đi lênể. Năm 2011, thực hiện đề án của UBND tỉnh về "Phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Tĩnh", Hội LHPN tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đề án đến năm 2015, huy động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào cuộc, cung ứng thức ăn, con giống, kỹ thuật chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm. Đây là mô hình liên kết "bốn nhà" hiệu quả, từ đó hình thành các tổ hợp chăn nuôi khép kín gắn với bảo vệ môi trường. Đến nay, gần 5.500 hộ được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn; lắp đặt 300 bể bi-ô-ga tại 17 xã góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Nguyệt cho biết, Hội LHPN Hà Tĩnh được tỉnh đánh giá là đoàn thể tham gia tích cực nhất trong chương trình xây dựng NTM, góp phần để 235/235 xã hoàn thành quy hoạch và đề án sản xuất, đề án NTM. Riêng 48 xã thí điểm do Hội xây dựng, đã tăng lên từ hai đến năm tiêu chí, đặc biệt có 10 xã đạt hơn 14 tiêu chí. Những gì mà các cấp hội cùng hội viên phụ nữ trong toàn tỉnh nỗ lực đạt được trong thời gian qua đã từng bước khẳng định vai trò của Phụ nữ Hà Tĩnh trong công cuộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nguồn: nhandan.org.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 162


Hôm nayHôm nay : 30857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 606951

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59615274