12:03 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực » Cấp Tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Phát triển thâm canh cam theo VietGAP

Thứ hai - 28/11/2016 04:42
Hà Tĩnh được biết đến với đặc sản như bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn, cam chanh của những địa danh: cam Khe Mây, cam Vũ Quang, cam Hương Sơn, cam Thượng Lộc… Tuy nhiên các nhà vườn ở Hà Tĩnh canh tác còn mang tính tự phát, mạnh ai nấy làm, sản xuất theo kinh nghiệm. Do đó, việc đưa thương hiệu cam phát triển ra thị trường lớn còn hạn chế.

Nhằm định hướng phát triển cam Hà Tĩnh bền vững đáp ứng yêu cầu thị trường, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình “Thâm canh cây cam theo VietGAP” tại vùng Trà Sơn (xã Mỹ Lộc và xã Thượng Lộc), huyện Can Lộc.

Sau một thời gian triển khai đã có sự thay đổi lớn trong các nhà vườn tham gia mô hình. Đến thăm các vườn cam trĩu quả có thể thấy rõ sự đồng đều về kích thước quả, vườn cam sạch sẽ, ngăn nắp, các hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân,… được đồng bộ hóa và đặt đúng nơi quy định.

Thăm vườn cam của anh Trần Thư Khương ở xóm Anh Hùng – xã Thượng Lộc được nghe anh vui vẻ chia sẻ: “Lúc đầu thâm canh cam theo VietGAP, chúng tôi rất bỡ ngỡ, đặc biệt là cách ghi sổ nhật ký sản xuất vì chúng tôi là những người nông dân, chân lấm tay bùn, ít khi cần đến bút viết, sổ sách. Được sự hướng dẫn tận tình của cán bộ Trung tâm KN tỉnh, chúng tôi đã làm tốt các khâu từ chăm sóc vườn cam đến hoàn thiện các hồ sơ giấy tờ. Bây giờ vườn cam của gia đình đã được cấp chứng chỉ VietGAP”.


Trao chứng nhận VietGAP cho các hộ trồng cam vùng Trà Sơn

Chị Phan Thị Hiền ở xóm Anh Hùng - xã Thượng Lộc cũng là một trong các hộ tham gia mô hình cho biết: “Năm nay nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cam theo VietGAP, gia đình tôi đã giảm được nhiều chi phí, mẫu mã quả đẹp, năng suất cam đạt gần 25 tấn/ha. Giá bán thời điểm này chỉ được 35.000 - 40.000 đồng/kg, nhưng gần tết giá sẽ cao hơn rất nhiều, có khi đạt 100.000 - 120.000 đồng/kg, nên gia đình tôi sẽ để một phần chờ gần dịp tết mới bán ra thị trường. Ứớc tính, mỗi năm gia đình tôi thu trên 300 triệu/ha”.

Ông Nguyễn Viết Chuân – Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết: “Với số lượng nhiều, chất lượng tốt nên cam Thượng Lộc đã có mặt khắp thị trường trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt Cam Thượng Lộc được cấp chứng nhận VietGAP góp phần xây dựng cho thương hiệu cam nơi đây”.

Việc triển khai thực hiện mô hình “Thâm canh cây cam theo VietGAP” là một hướng phát triển sản xuất cam bền vững và mang lại thu nhập cao cho các hộ trồng cam, đồng thời đưa sản phẩm cam của Hà Tĩnh có thương hiệu và đứng vững trên thị trường.

Chào tạm biệt vùng Trà Sơn,  một vùng đất đồi núi nhưng đầy màu xanh của hy vọng, trong mỗi chúng tôi đều thấy tương lai mới đang khởi sắc cho sản phẩm đặc sản của huyện nhà./.
 

Tác giả bài viết: Trần Hà

Nguồn tin: www.khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 121


Hôm nayHôm nay : 41504

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011912

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60020235