16:56 EDT Thứ ba, 16/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Chị bò' biết vâng lời ông chủ

Thứ năm - 16/02/2017 10:18
Nguyễn Hữu Tuấn mới 20 tuổi đã rời quê hương Hà Tĩnh, vào tận vùng đất mới cao nguyên Lâm Đồng tìm kế mưu sinh. Anh dừng lại vùng đất trồng rau dưới hạ lưu dòng Đa Nhim, huyện Đơn Dương, với đôi bàn tay trắng, làm đủ nghề kiếm sống. Hơn 20 năm sau, vùng đất này không chỉ cho anh đủ đầy mà còn dư dả hơn người.

 

Một trang trại nuôi bò sữa gần 300 con, 6 hécta đất trồng cỏ, một số diện tích khác trồng rau và dự phòng mở rộng trang trại, bên cạnh đoàn xe vận tải chuyên chở sản vật do anh và bà con nông dân làm ra…

Thấy chúng tôi đến, anh rời đàn bò, vẫn còn vươn mùi sữa lẫn cỏ chua. Rít một hơi thuốc lá, anh quay vào chuồng trại. Nghe tiếng vỗ tay, mấy “chị bò” tranh nhau chạy đến trình diện ông chủ để được phần ăn. Một chị bò khác đứng ở cuối chuồng tỏ vẻ lỳ lượm, không thèm bon chen. Anh Tuấn liền gọi hai tiếng đứt quãng “Đỏ; Đỏ!”

Chị bò có bộ lông màu đỏ sậm (khác những con màu trắng đen) từ xa nghe tiếng kêu của ông chủ liền một mạch đâm đầu chạy tới gá cái mồm lên máng cỏ để chủ vuốt ve. Chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên và tự vấn: “Ai bảo ngu như bò!”

Tác giả chụp ảnh với ông chủ Nguyễn Hữu Tuấn bên trang trại bò sữa

Anh Tuấn kể rằng, vùng đất này (xóm Giãn dân, xã Lạc Xuân) xưa kia còn vắng lắm, chỉ có vài buôn dân tộc sống xa xa nơi ven rừng, làm nghề phát nương làm rẫy. Sau nhiều năm lăn lộn với nghề trồng và buôn bán rau, anh quyết định đầu tư mở trang trại nuôi bò sữa, nhưng khổ nỗi anh chỉ có 3 hécta đất mua gom.

Nghe tin ông chủ đất muốn về Sài Gòn nhượng lại đất, anh đặt vấn đề, ông ta không chỉ đồng ý ngay mà còn cho nợ tiền mua đất. Anh phá hết hoa màu để trồng cỏ, đồng thời xây dựng trại nuôi bò sữa.

Lúc đầu anh chọn 100 con giống tốt, và tăng dần đến năm thứ ba thì đàn bò đã gần 300 con, trên 2/3 con giống đã cho sữa, bình quân mỗi con cho 30 lít/ngày, mỗi ngày thu 1,5-2 tấn sữa tươi.

Thế rồi hợp đồng bán sữa cho các công ty Dalat Miul, Vina Miul…với mức giá ổn định từ 12 đến 13 ngàn đồng/kg, mỗi tháng thu 500-600 triệu. Năm 2017 anh sẽ xuất chuồng bán con giống cho bà con nuôi bò dưới dạng nông hộ, cung cấp cho các trang trại mới mở. 

Trời về chiều, chúng tôi rời trang trại, trên con đường đất đá gồ ghề, tôi dừng xe, ngoái cổ lại quan sát. Từ dãy nhà nuôi bò, phía sau là đồng cỏ xanh trải dài đến tận chân núi xa xa.

Sương chiều buông xuống nhấp nhô ngọn cỏ sữa quá đầu người, để lại phía sau xa là cánh rừng thông, lẫn rừng hỗn giao của một nhánh dãy Đông Trường Sơn, nó tạo ra không khí se lạnh quyện lẫn hương mùa xuân.

Trong tôi chợt mơ ước: giá như mình được sống nơi này, cùng vui với đàn bò vô tri như thời niên thiếu, thụ hưởng không khí trong lành bởi đất trời, và rừng cây nhả khí ban tặng cho đời, khác với chốn phồn hoa đô thị.
 

Theo Phạm Thái/tbdn.com.vn



Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: vùng đất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 164

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 43822

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 628068

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59636391