04:24 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm VietGAP

Thứ bảy - 13/08/2016 07:36
Được sự hỗ trợ của Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (Dự án CRSD), từ năm 2014 - 2016 tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai 6 vùng nuôi tôm thâm canh theo VietGAP, tạo ra sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và phát triển theo hướng bền vững.

 

Hiệu quả trông thấy

Thay đổi toàn cảnh vùng nuôi: Trước năm 2014, vùng nuôi tôm Thạch Long, Xuân Đan, Hộ Độ duy nhất chỉ có một cống cấp và thoát nước chung, các hộ dân phải sự dụng máy phát, đường đi lại khó khăn… Nhưng được sự hỗ trợ của dự án hiện nay toàn vùng đã thay đổi người dân không phải sự dụng máy phát điện, hệ thống kênh cấp nước nổi thuận lợi…

Hình 1: Vùng nuôi tôm VietGAP xã Thạch Khê (Thạch Hà)

Hiệu quả kinh tế đạt cao hơn: Sau 2 năm thực hiện dự án, tỷ lệ thiệt hại do dịch bệnh ở 6 vùng thực hiện dự án giảm 64%. Năng suất bình quân ở 6 vùng đạt 8 - 10 tấn/ha/vụ nuôi. Có hộ đạt 12 tấn/ha/vụ nuôi (Hộ ông: Nguyễn Văn Mại (Hộ Độ); Phan Văn Thức (Thạch Khê)…)


Hình 2: Niềm vui được mùa (Hộ dân xã Hộ Độ)

Kết quả giám sát chất lượng nước cấp đều được nhanh chóng thông báo đến tổ cộng đồng và người nuôi. Từ kết quả phân tích chất lượng nước, các tư vấn GAP của dự án đưa ra các cảnh báo về môi trường cũng như hướng dẫn những biện pháp kỹ thuật phù hợp nhằm ổn định môi trường nước cho vùng nuôi, đảm bảo chất lượng nước cho ao nuôi trồng thủy sản.

Để đạt được những kết quả như trên, các tư vấn GAP của dự án đã tích cực khuyến cáo người dân sử dụng các ao xử lý thải chung, còn khuyến khích các hộ có thể điều chỉnh quy hoạch lại cơ sở nuôi của mình bảo đảm có 1 ao xử lý thải riêng hoặc xử lý tốt nguồn nước trước khi thải ngay tại ao nuôi. Thải ra môi trường bên ngoài (xử lý vôi 5 - 7 ngày trước khi xả thải, hướng dẫn quy trình sản xuất sử dụng chế phẩm sinh học, quy trình nuôi thả cá vào ao tôm sau thu hoạch…). Đối với những ao nuôi bị dịch bệnh nằm trong mục bệnh nguy hiểm, tuyệt đối phải dùng Chlorine (20 - 30 ppm) xử lý nước trong thời gian 7 - 10 ngày mới được thải ra kênh thoát.

Hình 3: Khu xử lý chất thải rắn của vùng nuôi tôm Hộ Độ 

Trong xu thế cạnh tranh từ thị trường mặt hàng thủy sản và các rào cản về kỹ thuật của các nước Việt Nam xuất khẩu đòi hỏi các mặt hàng thủy sản phải đạt chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn môi trường và có truy xuất nguồn gốc. Do đó, các nhà quản lý và người nuôi phải kiểm soát được nguồn gốc, dịch bệnh, môi trường và đáp ứng hiệu quả về kinh tế. Để tôm nuôi Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung có lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường cần phải hướng tới nuôi áp dụng các tiêu chí VietGAP.

Theo Nguyễn Hồng Thúy/thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 177


Hôm nayHôm nay : 26568

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 996976

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60005299