02:12 EDT Thứ bảy, 20/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thoát nghèo từ dòng vốn ưu đãi

Thứ năm - 25/08/2016 09:36
Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Lộc Hà đã giúp các đối tượng trong huyện giảm nghèo bền vững và không ít hộ đã vươn lên khá giả...

Chúng tôi vừa có dịp cùng anh Lê Doãn Kiên - Tổ trưởng Tổ Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng CSXH huyện Lộc Hà về xã Thạch Mỹ để tìm hiểu việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi tại địa phương. Theo đề nghị, ông Hoàng Quốc Minh - Chủ tịch Hội CCB xã đưa chúng tôi tới thăm gia đình anh Nguyễn Viết Dương - chị Trần Thị Huệ ở xóm Báo Ân. Dù được giới thiệu trước nhưng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự vươn lên nhanh chóng của cặp vợ chồng này.

thoat ngheo tu dong von uu dai

Từ nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình anh Dương (xóm Báo Ân, xã Thạch Mỹ) đã phát triển đàn bò lên 35 con, trị giá trên 600 triệu đồng.

Theo lời ông Minh, anh Dương - chị Huệ lấy nhau còn chưa có đất ở. Đến năm 2013, gia đình này vẫn thuộc hộ nghèo của xóm. Nhờ chăm chỉ, chịu khó làm ăn lại có thêm nguồn vốn vay ưu đãi theo diện hộ nghèo, anh chị mạnh dạn vay thêm từ các nguồn khác để phát triển kinh tế. Từ chăn nuôi bò nái rồi bò vỗ béo, đến nay, gia đình anh chị có 35 con bò, trị giá trên 600 triệu đồng cùng cơ ngơi nhà cửa, xe máy, phương tiện nghe nhìn đắt tiền khác... Hiện gia đình anh còn dư nợ 50 triệu đồng vay từ Ngân hàng CSXH huyện... Hỏi anh sao giỏi thế? Anh Dương cười rồi nói: “Tôi may mắn và luôn trăn trở làm sao để đồng vốn vay được từ nguồn ưu đãi của Nhà nước phải sinh lời nhanh chóng...”.

“Xóm này còn có 5 hộ như gia đình anh Dương. Họ vươn lên khá giả từ nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi bò. Còn tất cả các hộ nghèo, cận nghèo hoặc các đối tượng chính sách khác đều đang có cơ hội thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò từ vốn vay ưu đãi...”, chị Nguyễn Thị Hảo - Tổ trưởng Tổ vay vốn số 1A xóm Báo Ân cho biết. Nói rồi chị dẫn tôi đến xem các mô hình phát triển kinh tế của gia đình anh Chiến, anh Hoan, anh Thắng, anh Tỵ... Mỗi gia đình, mỗi cách làm riêng, nhưng điểm chung là họ không chỉ đã thoát nghèo mà còn trở nên khá giả.

Theo ông Minh, chỉ tại 2 thôn: Báo Ân và Đại Yên của xã, có 6 tổ vay vốn với dư nợ gần 8 tỷ đồng. Qua kiểm tra, rà soát, các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích và phát huy hiệu quả cao.

Ở Lộc Hà, không chỉ có xã Thạch Mỹ, hoạt động cho vay vốn đều đạt hiệu quả cao tại 13/13 xã. Theo Ngân hàng CSXH huyện Lộc Hà, trong quá trình triển khai chính sách tín dụng ưu đãi, đơn vị thông qua hoạt động ủy thác vay vốn với 4 tổ chức hội, đoàn thể, gồm: Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội CCB và Đoàn thanh niên. Không chỉ giải ngân cho vay, ngân hàng còn tư vấn, hỗ trợ các hộ sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức phổ biến, hướng dẫn các hộ áp dụng KHKT vào SXKD, xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp, nâng cao thu nhập; tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi tại các địa phương, các tổ vay vốn, hộ vay vốn, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác...

Ông Hoàng Xuân Ty - Chủ tịch Hội CCB huyện cho biết, hiện Hội CCB huyện có 77 tổ cho vay vốn và thời gian tới sẽ tăng lên 81. Nhiều tổ chức hội cấp xã như Thịnh Lộc, Mai Phụ, Hộ Độ... hoạt động rất hiệu quả, với số dư nợ trung bình mỗi xã khoảng 13 tỷ đồng. Từ vốn vay ưu đãi này, ngoài việc tập trung phát triển mô hình sản xuất, các hội viên còn mở rộng các nghề phụ, triển khai chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường...

Được biết, đến hết tháng 6/2016, trên địa bàn Lộc Hà thực hiện 11 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ gần 300 tỷ đồng với hơn 8.500 hộ còn dư nợ. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo có dư nợ hơn 52 tỷ đồng (1.916 khách hàng), chương trình cho vay hộ cận nghèo trên 87 tỷ đồng (2.816 khách hàng)... Nguồn vốn cho vay đều bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích. Hệ số sử dụng vốn không ngừng được nâng cao, nợ quá hạn chỉ có 155 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,05% tổng dư nợ.

Các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn Lộc Hà phát huy hiệu quả, tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách, tạo điều kiện để họ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

Theo Trọng Tuệ/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 193


Hôm nayHôm nay : 26699

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 789901

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59798224