05:12 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay » Trong tỉnh » Văn hóa, Xã hội, Môi trường


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Lớp trẻ Thạch Châu say câu ví giặm

Thứ hai - 12/08/2013 22:24
Sau 5 năm thành lập, Câu lạc bộ Dân ca ví giặm Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã không ngừng bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống từ số lượng người trẻ tham gia và sưu tầm, sáng tác các làn điệu thể hiện.
Sáng tạo của bao đời

Ông Nguyễn Đình Kế - Trưởng ban Văn hóa xã Thạch Châu, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Dân ca ví giặm Thạch Châu cho biết: “Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh là lối hát dân ca không có nhạc đệm, do nông dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt. Đối với người dân Thạch Châu, tình yêu dân ca ví giặm dường như đã thấm đẫm vào tâm hồn của biết bao thế hệ. Sinh ra đã được nghe những câu ví giặm từ lời ru của bà, của mẹ và cũng không rõ những câu ca điệu ví này có từ bao giờ nhưng nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa của người dân”.

Anh Nguyễn Huy Nam (phải) kể về đam mê dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh của mình.
Anh Nguyễn Huy Nam (phải) kể về đam mê dân ca, ví giặm Nghệ Tĩnh của mình.

Năm 2008, từ nền tảng là đội văn nghệ quần chúng của xã, những người say mê văn hóa truyền thống ở đây đã thành lập CLB Dân ca ví giặm Thạch Châu, lúc đầu chỉ vọn vẹn 5-7 thành viên nhưng tới nay số lượng người tham gia trong CLB lên đến 30 người. Các thành viên trong câu lạc bộ đều là nông dân. Đam mê ca hát nên ngoài công việc đồng áng, hàng đêm các thành viên tập hợp nhau lại để tập luyện. Gia đình ông Nguyễn Công Toại được coi là gia đình mê hát nhất ở Thạch Châu, không chỉ 2 vợ chồng mà 3 đứa con của ông Toại đều là những người hát rất hay các làn điệu dân ca ví giặm. Chia sẻ với chúng tôi, ông Toại nói: “Hồi nhỏ, chúng tôi rất mê hát dân ca ví giặm. Cũng nhờ đi hát mà vợ chồng tôi lấy nhau đó. Dù bận làm gần 10 sào ruộng nhưng hễ có dịp lễ, hội thi là chúng tôi sẵn sàng bỏ việc để đi hát”. 

Theo ông Toại, hát dân ca ví giặm được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa. Vì vậy, các lối hát được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như ví phường vải, ví phường nón, ví phường củi, ví trèo non, ví đò đưa, giặm ru, giặm kể, giặm khuyên… 2 lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ nhau nên có tên ghép là dân ca ví giặm”. Được biết, ngoài tham gia hát chính trong CLB, ông Toại còn tự sáng tác trên 50 bài hát mới theo các làn điệu dân ca ví giặm cũ.

Ông Nguyễn Đình Kế cho biết thêm, từ khi thành lập, CLB Dân ca ví giặm xã Thạch Châu đã tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được nhiều thành công như: Giải xuất sắc tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng toàn huyện năm 2011; Giải Nhất Liên hoan Dân ca ví giặm toàn tỉnh năm 2011; Giải Nhất tại Liên hoan Dân ca ví giặm xứ Nghệ tổ chức tại Nghệ An (năm 2012)…

Cuốn hút lớp trẻ

Cũng theo ông Kế, trong đời sống hiện đại, nhiều loại hình âm nhạc mới đã tác động đến đời sống của người dân. Đã có những thời điểm âm nhạc truyền thống tưởng chừng như bị mai một. Những điệu ví, câu hò - món ăn tinh thần quen thuộc của con người Thạch Châu bị lãng quên. Thời gian đầu mới thành lập, CLB dân ca ví giặm Thạch Châu gặp không ít khó khăn. Để đưa các làn điệu dân ca ví giặm trở về với đời sống cộng đồng, CLB phải vận động những người nhiều tuổi, từng có kinh nghiệm về dân ca, ví giặm tham gia. Rồi thông qua các hội diễn, hội thi văn nghệ quần chúng ở cơ sở, CLB đã phát hiện và bồi dưỡng những hạt nhân có năng lực. Phối hợp với các trường học trên địa bàn xã, CLB đã đưa dân ca ví giặm vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường để tăng thêm sự hiểu biết và niềm yêu thích của các em học sinh về loại hình nghệ thuật truyền thống này. Những hoạt động đó đã đưa dân ca ví giặm gần gũi hơn với thế hệ trẻ. 
Theo khảo sát, ở 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An có khoảng trên 75 nhóm dân ca ví giặm, với khoảng 1.500 thành viên. Để ghi nhận các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa, khoa học của dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, Bộ VHTTDL đã quyết định đưa dân ca ví giặm vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời được Thủ tướng Chính phủ cho phép lập hồ sơ trình UNESCO xem xét đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho kỳ xét năm 2014.

Em Nguyễn Huy Nam ở thôn Đức Châu, xã Thạch Châu cho biết, hồi học cấp 2, em đã nghe mẹ hát dân ca ví giặm. Dần dần, em thuộc các làn điệu rồi bị cuốn hút lúc nào không hay. Nam thừa nhận: “Lúc đầu, giới trẻ như chúng em cũng không thích nghe, thích hát nên không chú ý lắm. Về sau, càng nghe, càng hát thì em lại càng thấy dân ca ví giặm ngấm vào máu em”. Hiện Nam và các thành viên trong CLB không chỉ hát ở xã nhà mà còn đi truyền dạy các làn điệu dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh ở trong và ngoài huyện.
Hữu Anh
Nguồn danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 119

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 118


Hôm nayHôm nay : 26065

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 958874

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59967197