06:44 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Khê


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện làm giàu của người nông dân trên rốn lũ

Thứ hai - 11/12/2017 02:52
Từ 2 bàn tay trắng, người nông dân chân chất dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách… này đã gặt hái được thành công, với tài sản hiện tại hàng tỷ đồng. Chuyện làm giàu của nông dân Đàm Thọ ở thôn Trung Sơn xã Lộc Yên huyện Hương Khê đã thực sự lôi cuốn chúng tôi với những thăng trầm của nghề nông - vốn được xem là bấp bênh bởi vốn đầu tư cao nhưng lại nhiều rủi ro.

 
Nhìn trang trại tổng hợp của vợ chồng anh Thọ ít ai biết được rằng trước kia nơi này là vùng đất cằn cỗi, bạc màu, chẳng ai muốn làm... ấy vậy mà, anh Thọ đã “biến” vùng đất này thành trang trại với những vườn cây ăn quả, ao thả cá và khu truồng trại chăn nuôi khoa học..., đất bạc màu đã “đẻ” ra tiền tỷ... Câu chuyện “bắt đất bạc nhả vàng” của anh Thọ đưa chúng tôi trở về với thời điểm cách đây hơn 20 năm khi anh bắt đầu “khai hoang, lập trại”.

Trong khi nhiều người ở nông thôn tìm cách đi làm ăn xa, đến các thành phố lớn để tìm việc làm thì vợ chồng anh Đàm Thọ lại gắn bó và chọn hướng làm giàu ngay tại quê hương mình. Vợ chồng anh đã bắt đầu khai hoang, lập nghiệp trên vùng đất cằn cỗi Khe Cơn Trường với hành trang ban đầu chỉ có vài con gà, con lợn. Ban ngày vợ chồng anh lên đồi làm đất, khai hoang, phục hóa, tối về lại đi bắt cá, mò cua để có tiền trang trải cuộc sống hàng ngày và làm vốn đầu tư. Sau khi khai hoang được 2ha rừng đầu tiên, vợ chồng anh đã trồng cây lương thực, chăn nuôi gà, lợn phục vụ cho cuộc sống gia đình, một phần còn lại mang ra các chợ bán, những đồng tiền tích lũy đầu tiên đã cho vợ chồng anh thêm nghị lực. Tâm niệm rằng “đất không phụ công người” vợ chồng anh Thọ quyết định đầu tư mua 50 cây cam các loại và 50 cây bưởi Phúc Trạch về trồng với hy vọng cây sẽ cho quả ngọt. Tuy nhiên, sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã không chừa một ai và đợt lũ năm 1997 toàn bộ vườn cây ăn quả của vợ chồng anh đã bị tàn phá. Trở về con số không nhưng vợ chồng anh vẫn không nản chí, anh luôn cho rằng “có niềm tin ắt sẽ có thắng lợi” nên ngay cả những lúc trang trại đứng trước những khó khăn lớn nhất, anh vẫn luôn động viên vợ con “thua keo này ta bày keo khác”. Nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và được tiếp cận nguồn vốn tín dụng, sau khi tham khảo trên báo, internet và tham gia các lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi, với quyết tâm bám trụ trang trại vợ chồng anh đã mạnh dạn nhận thêm diện tích đồi trọc trồng thử 2 ha bưởi Phúc Trạch, chuyển đổi 5 ha đất trồng keo sang trồng cây ăn quả, cải tạo khe suối, đào ao nuôi vịt, nuôi cá… Và đất đã không phụ công người, trang trại của vợ chồng anh ngày càng phát triển và cho thu nhập ổn định.


Cuộc sống gia đình anh đã được cải thiện và nâng cao với thu nhập năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng không dừng lại ở đó, với kinh nghiệm sau những lần thất bại và suốt quá trình phát triển sản xuất anh đã tích lũy được cộng với nguồn vốn từ chính sách hỗ trợ của nhà nước, vợ chồng anh tiếp tục đầu tư, mở rộng trang trại và phát triển thêm nhiều cây con khác. Từ chăn nuôi lợn theo hướng liên kết, sau khi lợn mất giá vợ chồng anh lại chuyển sang nuôi lợn rừng đến xây dựng vườn ươm giống, đến nay vợ chồng anh đã sở hữu một trang trại lớn với hơn 100 con lợn rừng và 15ha vườn ươm giống cam và bưởi Phúc Trạch và các loại con nuôi khác như gà, vịt, cá đã cho vợ chồng anh nguồn thu nhập gần 2 tỷ đồng/năm. Từ trang trại này, anh chị đã xây dựng cơ ngơi khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và nuôi các con khôn lớn, trưởng thành.
Chia sẽ với chúng tôi anh Thọ cho biết: Nói thật, lúc đó vợ chồng tôi cũng không dám nghĩ là mình có thể xây dựng được trang trại trên mảnh đất này. Hì hụi chở đất đá để cải tạo đất, đào hố trồng cây, xây chuồng trại… rồi đêm đến hai vợ chồng nằm nghe tiếng ếch nhái kêu đã thấy nản chứ chưa nói gì đến giấc mơ làm giàu. Nhưng trong khó khăn, vợ chồng tôi luôn động viên nhau là phải cố gắng, nỗ lực hết mình.
Nhìn gương mặt phấn khởi của anh Thọ khi kể chuyện làm giàu chúng tôi thầm cảm phục người nông dân chân lấm tay bùn, dám nghĩ, dám làm, biết lựa chọn cho mình hướng đi đúng đắn. Thành công sẽ đến với những người nông dân chịu thương, chịu khó.
 
Theo Đặng Thị Thuận/sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 100

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 98


Hôm nayHôm nay : 22212

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921605

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59929928