10:00 EDT Thứ ba, 23/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trầm bổng nghề muối Kỳ Hà

Thứ hai - 08/10/2012 20:20
Khi những diêm dân Hổ Độ bỏ ruộng hoang không mưu sinh bằng nghề muối nữa thì tại Đồng muối Đại Láng xã Kỳ Hà ( Kỳ Anh) vẫn có hàng trăm diêm dân đổ ra đồng. Họ chính là người cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho Công ty muối Hà Tĩnh, khi khó khăn thị trường thì cùng nhau chia sẻ và giúp nhau để muối Kỳ Hà đỡ lận đận

 

Một thời dân dứt ruộng muối ra đi

Khi tôi hỏi nghề làm muối ở đây có tự bao giờ thì người dân đều lắc đầu không biết. Nhưng có một điều ai cũng biết là nghề muối ở đây đã và đang truyền nối từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Đã bao lần phần do thiên tai, phần do thị trường nghiệt ngã xô đẩy đã khiến một số người tạm phải ly quê đi làm ăn nơi khác.

Nghề muối ...

Nhọc nhằn nghiệp muối. Ảnh: Lê Thành Chung

Sáng nay dạo giữa đồng Đại Láng tận mắt trông thấy bóng những diêm dân ngâm mình trong nắng hè ngun ngút với khuôn mặt sạm đen tôi không khỏi chạnh lòng. Diêm dân xã Kỳ Hà ( Kỳ Anh ) nghiệp muối cha truyền con nối đã buộc họ sớm thích ứng với môi trường từ thưở còn thơ. Bán mặt, vắt mồ hôi để làm ra hạt muối đổi lấy hạt gạo với người dân này gian khổ hơn bất cứ một thứ nghề nào.

Trong cung bậc "thăng trầm " số phận những người con bỏ xứ sở ra đi , ông Nguyễn Xuân Luyện -Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà kể :" Không ai sung sướng gì khi phải giã từ quê cha đất tổ mình để làm ăn xứ khác, nhưng bán mặt cho đất bán lưng cho trời ..vì muối lại cơm không đủ no, áo quần không đủ mặc buộc họ phải khăn gói lên đường thôi ". Hơn 3 thập kỷ qua nhiều hộ gia đình ly quê càng ngậm ngùi thêm kẻ ở người đi. Thời điểm ly quê nhiều nhất năm 1997 khi cơn bão lớn ập vào làm vỡ tuyến đê ngăn mặn Kỳ Hà. Nhà cửa đổ, ô nại, sân phơi, máng chạt bị bão cào bằng. Lúc đó không phải là những cuộc di dân tự phát mà chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ có đầy đủ giấy tờ để sinh quê lập nghiệp miền đất mới. Đại đa số vào vùng đất đỏ Tây Nguyên : kẻ lập trang trại cà phê,người trồng ngô, trồng lúa, chăn thả trâu bò.. Một số khác vào Tiền Giang, Minh Hải tập tễnh xây ao đầm nuôi tôm. Hầu hết những chuyến đi như thế đều thuận chèo mát mái, nhưng lác đác cũng có người quay lại quê. Ông Trần Xuân Bảnh bây giờ làm nhiệm vụ bảo về trụ sở xã tâm sự :" Tui khi đi vào Đắc Nông cũng có người quen đỡ đần, chỉ hiềm một nỗi là mình không có tiền mua vườn lại rơi vào cảnh vợ yếu con đông. Làm thuê làm mướn mãi cũng chán nên đành phải trở về ". Bây giờ gia đình ông Bảnh vẫn sống trong cảnh tùng tiệm nhưng cả nhà vẫn cảm thấy đầm ấm thanh thản hơn khi đói no vẫn có làng có xóm.

Điều dễ hiểu cho những ai khi đặt chân tới xứ sở này đều chứng kiến được tường tận: địa phương thiếu đất nông nghiệp nghiêm trọng ,dân thiếu vốn làm ăn. Xã Kỳ Hà hiện tại đã có tới 1022 gia đình với 5200 nhân khẩu : dân sống bằng ba nghề chính : nghề làm muối, nghề đánh bắt hải sản và nghề nông nghiệp.Thú thật đất Kỳ Hà không có duyên làm lúa, diện tích đất trồng lúa chỉ hơn 48 ha,đã thế năng suất lại bấp bênh. Nhiều mùa vụ do hạn khô và thiếu nước, lúa vừa cấy lên đã đỏ đuôi lươn. Cả xã có 142 con thuyền lớn nhỏ, nhưng nghề tung chài thả lưới của ngư dân Kỳ Hà cũng lận đận, số còn lại 2/3 giáo dân sống bằng nghề muối với diện tích đồng muối 67 ha. Dân làm muối chân chất thật thà và thánh thiện như hạt muối. Nhưng có một điều quả quyết rằng: từ xưa tới nay ở làng này chưa ai giàu lên bằng nghiệp muối .Thời bao cấp diêm dân khổ, chuyển sang cơ chế thị trường diêm dân cũng khổ. Dầu rao bán từ làng trên xã dưới khản cả cổ, nhưng bán được muối cũng không dễ dàng. Muối liên tục rớt giá .Thảm thiết nhất năm 2002, diêm dân bán 1tạ muối chỉ 20 ngàn đồng , trong lúc đó 1 yến gạo lại giá tới 25 ngàn đồng. Thành thử nhiều diện tích đồng muối bị bỏ hoang vì .."muối đắng"

Bà đỡ để dân yên tâm sẳn xuất

“ Nếu người dân sản xuất ra hạt muối cơ cực thì nghề kinh doanh muối cũng rất vất vả. Nhất là năm 2012 này, kinh tế toàn cầu khủng hoảng, thì nghề buôn bán muối làm sao có lời được. Chúng tôi lúc này cầm cự được lúc này đã giỏi rồi” - Tại phòng lamg việc ở đơn vị muối ông giám đốc Lê Minh Thành tâm sự thành thật . Tôi vẫn phục Công ty muối Hà Tĩnh mấy năm vừa rồi nào thiên tai bão lũ, nào giá muối khi lên khi xuống nhưng mọi hoạt động vẫn nhịp nhàng. Riêng xã Kỳ Hà từ chính quyền địa phương đến người dân đều quý cán bộ công ty, bởi một nhẽ làm ăn việc rất nghiêm túc.

Chiến lược nào cho nghề muối?

Mặc dù giá muối sụt giảm, nhưng nghề muối vẫn là nghề mưu sinh chủ yếucủa người dân xã Kỳ Hà (Kỳ Anh). Ảnh: Mai Thủy

Tôi quan sát thấy tuy khó khăn thật nhưng ông Thành vẫn tạo được mối quan hệ tổng hòa trong xã hội, đặc biệt là mối quan hệ với về thị trường trong tỉnh và trong nước. Dầu công việc đầu năm xoay tít như đèn cù nhưng ông vẫn điều hành kế hoạch đâu vào đấy .Vừa dừng cuộc điện thoại di động trả lời cho khách ông nói ngay với tôi :" Năm nay rất phấn khởi là Ủy ban nhân dân tỉnh mà người đứng đầu là chủ tịch Võ Kim Cự đã chỉ đạo các ngành liên quan tìm mọi cáchá tháo gỡ khó khăn cho nghề muối. Chúng tôI được tiếp sức bằng chính sách vay với lãi suất thấp hơn mọi năm như thế kinh doanh mới đỡ lỗ ra và mua được muối cho diêm dân họ cũng phấn khởi. Giá muối trong vụ này đơn vị mua với giá 15.500 đồng/ kg – 16000 đồng/kg. Với mức giá này năm nay đã thúc đẩy Kỳ Hà mở được diện tích 75 ha, với năng suất 120 tấn / ha . Tổng sản lượng muối địa phương này đạt 6500 tấn, hộ nhiều nhất 50 tấn- 55 tấn.

.

Nắng tháng chín đã bắt đầu dịu, gió nồm từ sông Quyền chưa thức dậy vậy mà bà con cả 6 thôn từ Nam Hà đến Bắc Hà đã túa ra đồng. Già có, trẻ có họ đều đội nón, chít khăn vải và đi chân đất. Đồng muối chưa kịp nở hoa trắng nhưng ô nề sân phơi ,từng hàng từng thửa đẹp như bàn cờ đã trải rộng. Một người phụ nữ dáng gầy guộc, chắc vì ham công tiếc việc quá nên chị đã bế cả thằng bé chưa đầy hai tuổi trên lưng. Một tay vừa giữ con, một tay dùng cuốc phăm đất tơi trên ruộng.Tội nghiệp thằng bé mở cặp mắt vô tư nhìn trời và nhìn rõ cả giọt mồ hôi tròn như viên bi trên má mẹ.

Người đàn ông trạc bảy mươi tuổi tên là Mai Xuân trú ở xóm Bắc Hà dừng lại vài phút giải lao ngồi tâm sự với tôi : "Vụ muối vừa rồi cả xã ai cũng khâm phục chị Len ở xóm Hải Hà, chị Len làm 2 sào thu hoạch hơn 70 triệu đồng". Ông Xuân gật gù :" Chị ấy khoẻ và siêng năng không mấy ai vượt được đâu .Hơn nữa ai bỏ ruộng mặc ai ,chị thuỷ chung với diện tích mình làm". Công đoạn làm muối nhà nào cũng giống nhau ,chất lượng muối cũng sạch cũng trắng và ngon như nhau chỉ khác nhau nhân lực lao động và sản lượng muối trên từng ô. Ông Mai Xuân cho biết : Nhà ông chỉ có hai lao động chính làm 75 m2 ô nại với sản lượng 7,5 tấn muối , cho thu hoạch 10 triệu đồng. Theo ông con số này rất khiêm tốn bởi nhiều gia đình đạt con số cao gấp ba gấp bốn lần nhà mình.

Tôi hỏi ông Xuân :" Thế đầu tư cho ruộng muối có tốn tiền không bác ?"

Ông Xuân đáp :"So với nghề làm lúa thì đỡ tốn hơn nhiều,không phải mua thuốc trừ sâu trừ cỏ gì cả.Bước vào vụ muối năm nay tôi chỉ bỏ 2 triệu đồng mua một ít vôi và xi măng láng nền thôi ".Tưởng dễ bợt nhưng đằng sau câu nói của bác Xuân là cả một nổi cực nhọc dai dẳng nghề muối. Vào mùa nắng nóng, diêm dân chưa bao giờ có một giấc ngủ trưa: ăn cơm đứng,uống nước đứng và sức chịu đựng của họ chẳng khác gì lạc đà đi qua sa mạc. Khi nhiệt độ trên đồng muối lên tới 40 -41 độ đấy là thời khắc họ phải dành giật lấy nắng trời. Người nào người nấy còng lưng đẩy xe cút kít để đưa đất vào từng ruộng muối của mình. Để hạt muối mịn và đều chiếc thêu điều khiển trong tay họ nhịp nhàng băm từng hạt đất mịn tơi.Một sào muối mỗi ngày ngốn tới 20 xe đất. Mồ hôi người làm muối đổ ra mặn hơn muối .

Khác hẳn với ngày xưa về xã Kỳ Hà hôm nay tôi được nghe nhiều chuyện thời sự về đất muối. Muối lên giá, ruộng muối hoá thành ruộng vàng, ai cũng muốn nhà mình được mở rộng diện tích để có thêm thu nhập . Tôi cùng một cán bộ xã đến thăm thôn trưởng Trần Văn Hường ở xóm Hải Hà . Anh Hường bảo với tôi :" Nếu được may mắn như vụ muối vừa qua thì thôn anh vài ba năm nữa chắc chắn sẽ hết hộ nghèo ".Thôn Hải Hà có 58 hộ dân làm muối bình quân mỗi lao động sản xuất được 10 tấn muối, nhà ít nhất thu nhập 5 triệu đồng nhà nhiều trên 20 triệu . Có muối bán muối , ngoài chuyện đong gạo họ mới tính đến chuyện sửa sang nhà cửa , con cái học hành.

Thảo nào về Kỳ Hà lần này tôi thấy xã xây dựng chợ mới , dân xây thêm nhà mới . Trẻ em đến trường mặc quần dài áo trắng tinh tươm. Trăm sự nhờ vào hạt muối cả thôi. Chính vì thế ao ước một ô nại nhỏ từ mỗi nhà trở thành chuyện lớn của cộng đồng. Cầu trời hạt muối được trả đúng công , cầu đất mở bung thêm những đồng muối trắng.

Phan Thế Cải
Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 205


Hôm nayHôm nay : 26880

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 926273

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59934596