09:55 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Vũ Quang


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật

Chủ nhật - 13/08/2017 04:04
Anh Lê Văn Hường ở Tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang được nhiều người biết đến là người giỏi nuôi ong lấy mật. Nhờ ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, rút kinh nghiệm qua thực tế công việc, từ một hộ khó khăn đến nay gia đình anh Hường đã trở thành hộ khá giả từ nghề nuôi ong lấy mật, mỗi năm thu trên một trăm triệu đồng.
Từ nuôi ong mỗi năm cho gia đình anh Lê Văn Hường, Tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang thu nhập trên 100 triệu đồng

Từ nuôi ong mỗi năm cho gia đình anh Lê Văn Hường, Tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang thu nhập trên 100 triệu đồng

Đến với nghề nuôi ong rất tình cờ. Năm 1996 sau khi hoàn thành chương trình THPT, anh Lê Văn Hường cùng với một số bạn bè cùng trang lứa khác đi vào miền Nam để lập nghiệp. Bản thân anh được nhận vào làm việc tại Công ty ong Đồng Nai, tại đây anh đã làm quen dần và học hỏi kinh nghiệm nuôi ong lấy mật, được Công ty giao quản lý 600 đàn ong. Đến năm 2004, anh xin nghỉ việc trở về quê hương để lập gia đình, vừa xây dựng kinh tế. Cũng thời điểm đó anh xin gia nhập vào Hội người mù của huyện và được Dự án nuôi ong lấy mật của Hội người mù hỗ trợ 6 ổ ong giống và 1 thùng quay mật. Tuy nhiên, cuộc sống mới gặp không ít vất vả, thử thách khi  kinh tế gia đình quá khó khăn, con còn nhỏ … khiến anh có phần sao nhãng với nghề nuôi ong lấy mật. Có những thời điểm anh chuyển sang đủ các ngành nghề khác như đi ghỗ trong rừng, làm thợ xây, đi buôn bán ở các địa phương khác … thế nhưng cuộc sống gia đình vẫn không thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó.
Như một cái duyên với nghề, khi trong tay vẫn còn số đàn ong giống được hỗ trợ, nhận thấy vùng đất nơi đây vườn đồi rộng lớn, lại trồng  bao phủ toàn cây keo tràm, các loại ghỗ rừng tự nhiên khác và không hiếm những gia đình chỉ nuôi vài thùng ong, nhưng mỗi năm cũng thu hàng chục lít mật. Thấy vậy, anh Lê Văn Hường  đã quyết định tiếp tục gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ có kinh nghiệm và chăm chỉ, chịu khó nên đàn ong phát triển nhanh, hiện tại trong tay anh giờ lúc nào cũng có trên 50 đàn ong khoẻ mạnh.
Theo anh Hường, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Nuôi ong không tốn nhiều thời gian chăm sóc nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, có sức khỏe và cần mẫn để có thể duy trì số lượng đàn ong cũng như chất và sản lượng mật. Có nghề và thạo nghề nên anh Lê Văn Hường hiểu “tính nết” đàn ong của mình và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian thiếu vắng mùa hoa. Vì thế nên anh luôn duy trì được tổng đàn, số lượng ong trong đàn nhiều, chất lượng mật luôn thơm ngon, đảm bảo. Từ nuôi ong mỗi năm gia đình anh Lê Văn Hường thu về trên 7 tạ mật và xuất bán hàng chục thùng ong giống, thu về trên 100 triệu đồng.
Ngoài nuôi ong vợ chồng anh còn tập trung chăn nuôi trâu bò, gà, tận dụng đất vườn trồng hơn 100 cây cam, hiện đã bắt đầu bói quả. Nhờ cần cù lao động và năng động tìm hướng đi phát triển kinh tế nên cuộc sống gia đình anh đã dần thay đổi, từ một hộ nghèo đến nay gia đình anh Lê Văn Hường trở thành hộ khấm khá, có điều kiện làm nhà cửa khang trang, nuôi con cái ăn học đầy đủ.
Không chỉ làm giàu cho bản thân gia đình, anh Lê Văn Hường luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với những người mới vào nghề nuôi ong, nhất là phổ biến kỹ thuật và hỗ trợ ong giống. Bên cạnh đó, anh Hường còn là một thành viên tích cực của HTX nuôi ong Hội người mù huyện. Nhận xét về anh Lê Văn Hường, Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch Hội người mù huyện Vũ Quang cho biết:  Là nông dân có thu nhập cao, nhưng bản thân a Lê Văn Hường và gia đình luôn sống gần gũi, thân thiện với mọi người. Đối với các phong trào ở địa phương,anh gương mẫu, tích cực tham gia. Hơn thế, anh được nhiều người dân trong vùng nể mến. Với riêng các hộ nuôi ong thường gọi anh là thầy. Vì dù bận rộn tới đâu, khi có người đến nhà học hỏi, anh đều sẵn lòng giúp đỡ.
Chưa dừng lại với những kết quả đã đạt được, như con ong cần mẫn để dâng mật ngọt cho đời, ngày ngày anh Lê Văn Hường vẫn đang cố gắng miệt mài với công cuộc phát triển kinh tế gia đình, góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng NTN tại địa phương.
 
Bài, ảnh: Lê Thuỷ
(Đài Vũ Quang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nuôi ong

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 166

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 165


Hôm nayHôm nay : 42486

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 756447

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59764770