13:13 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Vũ Quang


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vũ Quang: Cây thanh long cho hiệu quả kinh tế cao.

Thứ hai - 10/09/2018 23:54
Dễ trồng, dễ bán, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây thanh long là cây trồng đang được nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Vũ Quang mở rộng sản xuất. Cùng với thế mạnh về cây ăn quả có múi, mô hình này đang mở ra cơ hội làm giàu mới cho bà con huyện miền núi nơi đây.
Vũ Quang: Cây thanh long cho hiệu quả kinh tế cao.

Vũ Quang: Cây thanh long cho hiệu quả kinh tế cao.

Là một trong những người tiên phong trong việc trồng cây thanh long trên vùng đất núi, đến nay ông Lê Hữu Quế, thôn 8 xã Đức Bồng đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và xử lý để thanh long cho quả nhiều và đạt chất lượng cao nhất. Với 200 gốc thanh long ruột trắng và đỏ, trong đó 150 gốc đã cho thu hoạch, ước tính, mỗi vụ ông Quế thu hoạch trên 1,5 tấn quả. Với giá cả giao động từ 25 – 35 ngàn đồng/kg, tính ra mỗi vụ đã đưa lại cho gia đình ông thu nhập trên 30 triệu đồng. Theo ông Quế, trồng thanh long không khó, chi phí đầu tư ít và công sức chăm sóc không nhiều như trồng những loại cây ăn quả khác, đặc biệt không phải sử dụng bất cứ loại thuốc BVTV nào trong quá trình chăm sóc, lại thích hợp với nhiều chân đất, trong đó có cả đất vườn đồi nên có thể tận dụng những vùng đất trống trong vườn để trồng. Ngoài nâng cao thu nhập kinh tế từ vườn, vừa góp phần giữ đất, tạo cảnh quan đẹp cho khu vườn.
Đây là lần thu hoạch thanh long thứ 3 của gia đình chị Nguyễn Thị Sâm ở thôn 3 Bồng Giang, xã Đức Giang.
 
 
Cũng là một trong những người đầu tiên đưa cây thanh long về trồng trên vùng đất Đức Giang, chị Nguyễn Thị Sâm ở thôn 3 Bồng Giang nhớ lại những ngày đầu bén duyên với cây trồng mới này. Ngày ấy, được người thân từ Bình Thuận về cho 2 cành thanh long ruột trắng trồng trước nhà làm cảnh. Thấy thanh long ruột trắng hợp đất, cho quả căng mọng nên vợ chồng chị quyết định đầu tư hơn 50 triệu đồng đổ cọc, mua mồi giống để trồng. Đến nay, khu vườn trên 0,5ha của gia đình chị đã có 400 gốc thanh long. Nhờ biết cách chăm sóc, phân bón hợp lý nên vườn thanh long của gia đìn chị luôn phát triển tốt, cho quả đều và rất ngọt. Mỗi lứa thu hoạch thường có tận thương lái ở Thành phố Vinh và Hà Tĩnh đến tận nhà thu mua.
Nhận thấy cây thanh long phát triển tốt, ít sâu bệnh, thị trường tiêu thụ dễ nên thời gian qua, một số hộ dân trên địa bàn huyện Vũ Quang đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng cây thanh long. Đến thời điểm hiện tại toàn huyện có tổng diện tích 10 ha cây thanh long, bao gồm ruột trắng và đỏ. Bình quân mỗi hộ trồng 40 trụ, trong đó có khoảng 5 hộ trồng từ 100 – 400 cây. Chủ yếu tập trung ở các vườn đồi cao ở các xã Đức Bồng, Đức Lĩnh, Đức Giang. Sản lượng hàng năm ước đạt 74 tấn. Qua nhiều năm trồng cho thấy, cây Thanh Long phù hợp với vùng đất Vũ Qang, dễ trồng, cây phát triển tốt, quả khá to và ngọt mát nên rất được thị trường ưa chuộng, giá bán luôn ổn định từ 15- 25 ngàn đồng/kg, đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ trồng vườn. Tuy nhiên về kỷ thuật, hiện bà con nông dân ở các địa phương trên địa bàn Vũ Quang mới chỉ nắm bắt được một phần cơ bản như: đổ trụ bê tông xi măng cao từ 1,5 - 3m, trồng cách nhau 2,5- 3m. Thời vụ thu hoạch tập trung từ rằm tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Bà Nguyễn Thị Lương- Chủ tịch Hội nông dân huyện Vũ Quang cho biết: Cùng với thế mạnh đặc sản cam Vũ Quang, thì thời gian qua các hộ dân đã mạnh dạn trồng thêm một số cây ăn quả khác, trong đó cây Thanh long được đánh giá là khá phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng nơi đây, cho năng suất chất lượng khá cao. Tuy nhiên, việc phát triển cây thanh long trên địa bàn huyện vhẫn chủ yếu là tự phát, phân tán, nhỏ lẻ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới còn hạn chế, đầu tư thâm canh thấp; kiến thức, tay nghề của nông dân về kỹ thuật trồng trọt, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm áp dụng, giá trị thu nhập chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của loại cây này.
Với hiệu quả kinh tế bước đầu mang lại, mô hình trồng Thanh Long ở huyện Vũ Quang đang mở ra hướng lựa chọn mới cho bà con nông dân, trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Từng bước trở thành 1 trong những cây kinh tế mũi nhọn, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Lê Thủy (Đài Vũ Quang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 144


Hôm nayHôm nay : 43306

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1014110

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60022433