Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng Sơn

Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng Sơn
Chiều 15/6, Hội Làm vườn và Trang trại (LV&TT) Hà Tĩnh tổ chức buổi tọa đàm xây dựng mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau củ quả E-GAP xã Tượng Sơn (huyện Thạch Hà). Chủ tịch Hội LV&TT Việt Nam GS.TS Ngô Thế Dân tới dự.

Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng Sơn

Hiện tại, dưới sự hướng dẫn của Hội LV&TT Hà Tĩnh, HTX Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà) đang xây dựng mô hình cộng đồng dân cư nông thôn giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau củ quả E-GAP.

Để thực hiện mô hình, tất cả các sản phẩm rau củ, quả của HTX Hoàng Hà được liên kết tiêu thụ với Công ty Sao Việt bắt buộc phải được giám sát nghiêm ngặt và truy xuất nguồn gốc minh bạch. Trong đó, Ban Giám sát nội bộ gồm ban giám sát của tổ sản xuất và HTX có trách nhiệm kiểm tra về quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào; lập biên bản và ghi nhận đạt yêu cầu hoặc không đạt.

Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng SơnChủ tịch Hội LV&TT Hà Tĩnh Nguyễn Xuân Tình: Tất cả các sản phẩm rau củ, quả của nông dân Tượng Sơn phải được giám sát nghiêm ngặt và truy xuất nguồn gốc minh bạch.

Bên cạnh đó, Ban Giám sát của cộng đồng dân cư thôn tự công bố chất lượng sản phẩm gồm ban giám sát của tổ liên gia và ban giám sát cộng đồng thôn. Trách nhiệm của tổ liên gia là giám giám sát chéo các hộ trong tổ, còn nhiệm vụ của cộng đồng thôn (thành phần là lãnh đạo thôn) là kiểm tra quy trình sản xuất của các tổ liên gia.

Đặc biệt, bên cạnh tự giám sát, các sản phẩm rau củ tại Tượng Sơn đều phải được truy xuất nguồn gốc minh bạch.

Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng SơnChủ tịch Hội LV&TT Việt Nam GS.TS Ngô Thế Dân: Chúng tôi tin tưởng mô hình cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả tại Tượng Sơn sẽ thành công và trở thành mô hình có quy mô toàn xã đầu tiên tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn có sự giám sát từ Ban Giám sát chung của các bên liên kết gồm Công ty Sao Việt, HTX Hoàng Hà và Hội LV&TT Hà Tĩnh. Trong quá trình sản xuất, HTX có trách nhiệm mời Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản tỉnh giúp kiểm tra nhanh, phân tích mẫu, ra thông báo kết quả kiểm tra trước khi thu hoạch sản phẩm hàng hóa (để in tem nhãn).

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đánh giá cao mô hình cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của Tượng Sơn. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, đây là một trong những mô hình đầu tiên tại Hà Tĩnh thể hiện được quy định của Bộ NN&PTNT về sản xuất thực phẩm an toàn.

Cộng đồng dân cư giám sát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm E-GAP ở Tượng Sơn

Sản phẩm rau, củ, quả xã Tượng Sơn thời gian qua luôn đảm bảo được chất lượng VSATTP.

Đây cũng là mô hình nhằm thực hiện đề án mỗi xã phường một sản phẩm của Hà Tĩnh, bởi sản phẩm OCOP muốn bán được trên thị trường cần phải có thương hiệu, có tiêu chí đánh giá chất lượng thông qua các thông tin truy xuất nguồn gốc mà người tiêu dùng, cơ quan quản lý có thể kiểm tra, đánh giá nhanh chóng, tiện lợi.

Đồng thời, các đại biểu cũng mong muốn mô hình sẽ được các cấp, ngành quan tâm, hướng dẫn và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Theo Dương Chiến/baohatinh.vn