'Đòn gánh' giảm áp lực cho vùng lõi Hà Nội

'Đòn gánh' giảm áp lực cho vùng lõi Hà Nội
Có hai Hà Nội cùng song song tồn tại, một thành thị và một nông thôn. Làm sao để nông thôn trở thành nơi đáng sống nhất? Làm sao để người nông thôn không phải di dân ra thành thị bằng mọi giá?
20-20-18_dsc_0971
Một bữa ăn tại trường mầm non ở ngoại thành

Theo số liệu thống kê mới nhất, dân số của Thủ đô năm 2017 là 7.654,8 nghìn người, trong đó dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% nhưng ngược lại, lực lượng lao động tại thành thị lại chiếm thế áp đảo. Trong tổng số 3,8 triệu lao động thì khu vực thành thị là 2 triệu người, khu vực nông thôn là 1,8 triệu người.

Ở nông thôn, biến động về lao động và dân số chủ yếu do luồng di dân đi làm ăn kiếm sống hoặc học tập tại đô thị. Dân số gia tăng nhanh chóng tại vùng lõi của Thủ đô là một trong những nguyên nhân tạo ra áp lực trầm trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là vấn đề ùn tắc giao thông, nhà ở, trường học, bệnh viện và các vấn đề xã hội khác.

Bởi thế mà việc xây dựng NTM ngoài chuyện để nâng cao chất lượng sống cho người dân nông thôn còn trở thành một cái đòn gánh san sẻ bớt áp lực đang ngày càng tăng cho các quận nội thành. Xác định được điều đó, Hà Nội đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, một nguồn lực lớn chưa từng có được định hướng để “chảy” về nông thôn.

Chỉ riêng kinh phí huy động đầu tư cho khu vực nông thôn toàn TP giai đoạn 2011 - 2015 là 63.553 tỷ đồng. Từ năm 2016 đến nay, kinh phí huy động là 25.093,3 tỷ đồng. Ngoài ra, từ năm 2016 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Nội đã cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 101.385 tỷ đồng trong đó cho vay xây dựng NTM là 42.455 tỷ đồng. Bởi thế mà Hà Nội nhiều năm liền được tTung ương đánh giá là địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM.

Đến nay đã có 4 huyện được công nhận huyện NTM, có 294/386 xã (chiếm 76,16%) đạt chuẩn NTM. Trong số 92 xã còn lại có 56 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 36 xã đạt và cơ bản đạt từ 10 - 14 tiêu chí, bình quân đạt 18,19 tiêu chí/xã.

Đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm (tăng 14 triệu đồng/người/năm so với năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% (đầu năm 2016), xuống còn 2,57% (cuối năm 2017), một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp là Quốc Oai 0,48%, Gia Lâm 1,0%, Thanh Trì 1,41%, Hoài Đức 1,51%, Đông Anh 1,57%.

Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư, hiện nay 100% đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa, 95% đường liên thôn được bê tông hóa, 91% đường ngõ xóm và 50% đường giao thông trục chính nội đồng được cứng hóa; 100% các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện; có 319/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về Trường học; 377 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về thủy lợi; 357 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa; 100% số xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về nhà ở dân cư.

Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn TP đạt 86,06%; trong đó tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tại các huyện, thị xã đạt 83,53%.

Việc khó nhất trong nông nghiệp đối với nhiều địa phương là dồn điền, đổi thửa vận động mãi mà vẫn không xong nhưng Hà Nội thực hiện 79.183,1/75.980ha, đạt 104,2% kế hoạch, vượt 3.673,5ha so với kế hoạch được giao.

Để cho người nông dân yên tâm tin tưởng đầu tư trên thửa ruộng lớn mới dồn đổi, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, các nhân đã đạt 99,1% chỉ trong một thời gian ngắn kỷ lục.

Theo: Nguyễn Thị Thắm/nongnghiep.vn