21:09 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bệnh chổi rồng trên cây nhãn ở Đồng Tháp: Chính quyền sốt sắng,người dân thờ ơ !?

Thứ hai - 10/12/2012 03:05
hời gian qua, dịch bệnh chổi rồng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như thu nhập của người trồng nhãn Đồng Tháp. Trước thực trạng đó, ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác phòng ngừa, dập dịch. Tuy nhiên, người dân lại chưa mặn mà do chi phí dập dịch cao, trong khi giá nhãn chưa thật sự hấp dẫn…

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp, trên địa bàn tỉnh có tới 4.225ha nhãn bị nhiễm bệnh chổi rồng. Đến nay, người dân đã cắt tỉa cành bị bệnh được 3.595ha, chiếm 85,1%. Diện tích nhãn phục hồi đạt 1.892ha (chiếm 44,8%), trong khi tái nhiễm là 1.854ha (43,9%). Bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết: “Sau thời gian tiến hành dập dịch chổi rồng theo quy trình, tỷ lệ đậu trái tại nhiều vườn nhãn ở Lai Vung, Châu Thành, Cao Lãnh đạt 70%”.

Anh Nguyễn Minh Lợi ở xã An Nhơn (huyện Châu Thành) cho biết: Được sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, tôi phun xịt thuốc theo quy trình, nhờ đó, tỷ lệ cho trái của vườn đạt 60-70%. Trong khi đó, một số nhà vườn không phun xịt, không đầu tư chăm sóc cũng có tỷ lệ đậu trái trên 50%.

Trước thực tế này, bà Ánh nhận định: “Sở dĩ có tình trạng không phun xịt thuốc mà nhãn vẫn đậu trái 50% là do thời gian trước, các vườn xung quanh tiến hành phun xịt thuốc nên mật độ mầm bệnh giảm, đồng thời cây gặp điều kiện thuận lợi từ môi trường về nguồn dinh dưỡng nên cho trái. Tuy nhiên, bà con không nên chủ quan với hình thức này, vì nếu không phun xịt theo quy trình thì mùa sau dịch bệnh sẽ nặng thêm”.

Theo tính toán, chi phí phun xịt, tiền công cắt tỉa đọt cho nhãn khá lớn, việc dập dịch cần phải thực hiện đồng loạt để tránh nhện lông nhung lây lan sang vườn khác. Tuy nhiên, vườn nhãn của các hộ có nhiều lứa tuổi, phân khúc thời gian nên việc xử lý đồng loạt rất khó và tốn kém. Ngoài ra, theo tâm lý chung của người dân, đầu tư dập dịch bệnh chổi rồng khá mạo hiểm vì chi phí khá cao trong khi giá nhãn không tăng, chỉ 8.000 - 9.000 đồng/kg (giá thành sản xuất gần 7.000 đồng/kg).

Ông Phạm Văn Tâm, Trưởng trạm Bảo vệ Thực vật huyện Châu Thành cho biết: “Việc thực hiện dập dịch chỉ mang tính khống chế, kết quả chưa đạt như mong đợi nên người dân chưa mặn mà. Nếu giá nhãn đạt ngưỡng 15.000 đồng/kg, bà con sẽ đồng hành cùng chính quyền địa phương đẩy mạnh dập dịch”.

Trước thực trạng bệnh chổi rồng hoành hành, nhiều người lựa chọn một số cây trồng phù hợp để thay thế nhãn như cam, chanh... Theo thống kê, hiện có 287ha nhãn của Đồng Tháp chuyển sang trồng cây khác. Ông Phan Văn Xua ở xã An Nhơn (huyện Châu Thành) khẳng định: “Nếu tình hình dịch bệnh chổi rồng kéo dài và giá nhãn không tăng thì việc chuyển hướng sang cây trồng khác còn tiếp diễn”.

K.D

nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 256

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 254


Hôm nayHôm nay : 49241

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 779218

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59787541