Cũng chính từ đó được giới ăn nhậu đặt cho cái tên “kiều nữ đại gia”, “vũ nữ chân dài” hay “cô gái chân dài”… loại khô này được xem là đặc sản ở vùng Bảy Núi. Bán chạy nhất trong những ngày Tết.
Đi soi nhái vào ban đêm
Đồ nghề săn nhái là cây vợt lưới dầy, cán vợt được làm bằng thân cây trúc to bằng ngón dò cái và có chiều dài hơn 2m
Thành quả sau một đêm đi soi nhái
Nhái cơm con nhỏ, sau khi cắt đầu, lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Do thơm ngon nên dân nhậu đã tặng cho loài khô này những cái tên khá ngộ nghĩnh nhưng không kém phần dí dỏm “cô gái chân dài”, “vũ nữ chân dài”, “kiều nữ đại gia”.
Bà Trần Thị Lượm, một người chuyên sản xuất khô nhái ở xã Vĩnh Trung, cho biết muốn cho khô nhái đạt chất lượng cao chị phải ướp nhái với tiêu, ớt, muối cho thấm đều trước khi phơi.
Để có sản phẩm làm ra khô nhái, thanh niên ở xã Vĩnh Trung mỗi đêm khuya phải lặng lội đi soi nhái ở ngoài đồng để đem về làm khô “vũ nữ chân dài”.
Thông thường ướp khô nhái với nhiều gia vị phải để từ 1,5-2 giờ mới vớt nhái ra phơi. Như vậy gia vị mới thấm vào thịt nhái ăn mới ngon
Xếp nhái thẳng hàng trên giàn phơi
Đây là một nghề vô cùng vất vả nhưng thu nhập khá cao, bình quân một người siêng năng chịu khó, mỗi đêm có thể kiếm từ 5-12 kg nhái sống tùy mùa, nhưng cho thu nhập bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/người.
Bình quân cứ 4 ký nhái tươi sẽ cho một ký khô. Giá nhái khô hiện thời 300.000-400.000 đồng/kg, còn vào dịp tết khô nhái lên 500.000 - 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán
Theo nhiều người kinh nghiệm sản xuất khô nhái cho biết, thông thường vào mùa mưa nhái xuất hiện nhiều mỗi ngày một hộ gia đình làm được 15kg nhái khô. Còn mùa nắng chỉ khoảng 4-5kg.
Khô nhái phơi nắng 8-9 tiếng là có thể đem bán.
Đóng gói bao bì khô nhái để mang đi tiêu thụ.
Khô nhái ngon nhất là chiên, người ăn có thể nhai cả xương và thịt, vừa thơm ngon, ngọt dịu, vừa cay cay, mằn mặn, béo, giòn, mùi vị rất đặc trưng. Có thể coi là món “lai rai” hấp dẫn, ít món khô nào qua mặt được.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn