06:32 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc gia cầm

Thứ bảy - 28/01/2012 09:33
Chống cước chân cho trâu bò vào mùa lạnh, tăng tỷ lệ trứng cho gà đẻ, biện pháp khắc phục hiện tượng Lợn nái sinh sản kém, chậm động dục, số lượng và chất lượng lợn con thấp, xua đuổi ruồi muỗi cho gia súc gia cầm...là những kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho người chăn nuôi sẽ được đề cập một cách đầy đủ nhất trong bài viết này.
Một số kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc gia cầm
1.Xua đuổi ruồi muỗi hại gia súc, gia cầm?
Ruồi, nhặng với mật độ cao là tác nhân truyền một số bệnh như: Tả, kiết lị, thương hàn, giun sán. Ruồi, muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa con vật bị bệnh với con vật khoẻ.
Một số cách sử dụng cây cỏ xua đuổi và diệt ruồi:
Đốt 50-100g lá bầu khô để khói xông vào chuồng trại gia súc, gia cầm, khói của lá bầu khô có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi chuồng trại.
Sắc 200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con trâu, bò trưởng thành hay 2 con bê, nghé, lợn lớn. Mùi lá bầu tươi có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi cơ thể vật nuôi.
Diệt và xua đuổi muỗi: Mật độ muỗi cao, hút máu làm vật nuôi ngứa ngáy, khó chịu, ngủ ít, thiếu máu giảm tăng trọng. Muỗi còn là con vật trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm từ con vật bệnh sang vật khoẻ.
Dùng phối hợp thân, rễ, lá quả một số loại cây sau để xua đuổi và diệt muỗi cho vật nuôi: Đốt, xông khói cho chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm hỗn hợp một số thân, lá cây khô gồm: Thân lá bèo cái khô 50-100g; lá sả khô 50-100g; lá náng hoa trắng khô 50-100g; vỏ bưởi (vỏ quýt, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quất) khô 50-100g. Khói của hỗn hợp các loại cây này có tác dụng diệt trừ muỗi khi bị chúng khói. Bã chè xanh (chè búp) khô 100-200g, đốt hun khói vào 50-100m2 chuồng nuôi gia súc, gia cầm có tác dụng xua đuổi muỗi.
2.Lượng nước uống và thức ăn cho gà
Theo tính toán của các nhà khoa học ở nhiệt độ 20-30oC mỗi con gà cân nặng 1kg hàng ngày cần 100ml (0,1lít) nước uống và 50-60gram thức ăn.
3. Phương pháp tăng tỷ lệ đẻ trứng cho gà đẻ
Thông thường, gà đẻ sẽ thay lông hoàn toàn sau một chu kỳ đẻ trứng (khoảng 80 tuần tuổi). Khi gà thay lông, năng suất trứng sẽ giảm, vì vậy, đàn gà giữ được bộ lông trong suốt quá trình đẻ sẽ góp phần giúp ổn định năng suất. Những điều cần lưu ý để kéo dài thời gian cho trứng của gà đẻ:
- Giống: Nên chọn giống gà chuyên trứng và thích nghi tốt với điều kiện của vùng nuôi.
- Quy mô nuôi: Số lượng đàn gà phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý của người chăn nuôi.
- Dinh dưỡng trong giai đoạn gà con và gà hậu bị: Thông thường, đến 12 tuần tuổi gà đã hoàn chỉnh khung xương, vì vậy nên cho ăn thức ăn chứa nhiều chất khoáng, đạm, lưu ý không để gà quá mập hoặc quá gày. - Dinh dưỡng trong giai đoạn gà đẻ: Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp gà cho năng suất trứng ổn định.
Ngoài ra, cần giữ chuồng trại thông thoáng, áp dụng quy trình phòng bệnh hợp lý. Việc kéo dài thời gian khai thác trứng của gà phải được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ đến suốt thời gian đẻ trứng. Năng suất của mỗi giống gà chỉ thể hiện tốt khi được nuôi trong điều kiện thích hợp về thức ăn, môi trường, chuồng trại,...
Muốn gà đẻ thương phẩm thay lông đồng loạt cần chú ý:
Dự đoán giá bán trứng trong 6 - 8 tuần tới, so sánh chi phí để thực hiện quy trình thay lông với chi phí để nuôi đàn gà mới.
Quy trình cho gà thay lông đồng loạt: Giảm thời gian chiếu sáng còn 8 - 10 giờ/ngày.
Ngày thứ 1 - 2: cho gà nhịn đói và khát hoàn toàn.
Ngày thứ 3 - 9: cho ăn 40 - 50g thức ăn/con/ngày và cho uống nước;ngày kế tiếp cho nhịn đói và khát.
Ngày thứ 11 - 60: cho ăn 70 - 80g thức ăn/con/ngày và cho uống nước tự do.
Từ ngày thứ 61 trở đi cho ăn, uống tự do, tăng thời gian chiếu sáng lên 14 - 16 giờ/ngày.
Lưu ý: Phải tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm trước khi thực hiện quy trình thay lông 1 - 2 tuần.
4. Biện pháp chống cước chân cho trâu, bò vào mùa lạnh
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nhận biết bệnh cước chân: Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.
Phòng bệnh: Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
Trị bệnh: Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid. Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị.
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000-10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7-10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7-8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, Vitamin B1: 2-3 mg/kg P, Vitamin C: 3-5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5-7 ngày cho khỏi bệnh.
5. Gà mới nở có nên cho tiếp xúc với thức ăn ngay hay không?
Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất của gà nuôi thịt (thường gọi là gà broiler): tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ lệ thịt ngực cao hơn.
Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn dịch, dẫn đến gà bị mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết tăng cao.
Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi đầu tiên sau khi nở thiếu đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ và do vậy nhậy cảm cao với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà khi còn non.
Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc, phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể. Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống lympho.
Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp. Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch. Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.
 Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng nguyên như vi khuẩn bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xẩy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của phôi.
Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, yếu tố thức ăn là một yếu tố quan trọng.
Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn?
Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi.
Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà.
Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống sót trong giai đoạn đầu của đời sống.
Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm 26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.
Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch
Như đã nói, thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở. Khoảng 2-5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh.
Những hạn chế này có thể giảm nhẹ bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi nở.
Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương mại. Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.
Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi F…
Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi F thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự.
Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa vacxin. Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định rằng: titre kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ.
Kết luận
Thời gian từ khi nở tới khi được tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển của gia cầm mới nở. Lòng đỏ lưu chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch và năng lực miễn dịch. Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch.
Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi đàn gà.

 
 
6.Lợn nái sinh sản kém, chậm động dục, số lượng và chất lượng lợn con thấp? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Hiện tượng lợn nái sinh sản kém như mô tả gọi là "hội chứng rối loạn sinh sản ở heo" thường gặp ở những cơ sở chăn nuôi lợn nái trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Hội chứng rối loạn sinh sản xuất hiện ở lợn có rất nhiều nguyên nhân:
- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố... Việc cho lợn ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm cho lợn béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo. lợn nái có chửa thai thường yếu và quái thai... Thức ăn hôi mốc sản sinh ra độc tố như Afla- toxin... cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít con...
- Do nuôi lợn trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều lợn gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống lợn bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. lợn nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...
- Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của lợn phát triển không bình thường khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và không đều, khả năng thụ thai kém..
- Do virus gây nên hội chứng rối loạn sinh sản, nhất là sẩy thai, thai chết lưu...
Biện pháp phòng trị:
 - Kiểm tra lại thức ăn cho lợn có đảm bảo chất lượng hay hôi mốc gì không để loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố A, D, E có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon...
- Trường hợp do nhiễm độc Aflatoxin: Phải loại bỏ ngay những thức ăn bị hôi mốc...
- Tiêm thuốc kích dục tố cho lợn như huyết thanh ngựa chửa vào bắp thịt của lợn (liều dùng 10 đơn vị/1kg thể trọng). Sau khoảng 2- 3 ngày thì lợn nái sẽ bắt đầu động dục, lúc này nên phối giống cho heo. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải. Ngoài ra, có thể tiêm những chất kích thích như: Synthophylin, Progesteron... và tiêm hay cho ăn, uống các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, B, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
K.s Phạm Công Khải
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 144

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 138


Hôm nayHôm nay : 30887

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1001295

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60009618