12:44 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cần đổi mới mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững, hiệu quả

Thứ ba - 24/10/2017 10:50
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 24-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018.

Các đại biểu Quốc hội đều thống nhất đánh giá, năm 2017 nhìn tổng thể đã đạt được những kết quả đáng khích lệ; kinh tế thế giới đã có sự khởi sắc và phục hồi so với năm 2016 nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn do bất ổn chính trị, thương mại quốc tế đang gặp những cản trở nhất định. Về cơ bản, các giải pháp điều hành chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực thi đúng hướng và phù hợp với diễn biến thị trường, nền kinh tế duy trì được ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thiết lập nền tảng cho tăng trưởng kinh tế.

Đại biểu Quốc hội tổ 8 thảo luận. 

 

Các đại biểu cũng đều ghi nhận kết quả của nền kinh tế trong năm qua khi cả 13 chỉ tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt so với kế hoạch; khẳng định kết quả này thể hiện sự quyết tâm, cố gắng rất lớn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, góp phần củng cố niềm tin, tạo không khí phấn khởi trong toàn xã hội.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho rằng, năm 2017, điều kiện môi trường trong nước cũng như quốc tế không có nhiều thuận lợi: Kinh tế quốc tế chưa phục hồi, việc chuyển đổi mô hình kinh tế, tái cơ cấu kinh tế trong nước chưa đi vào chiều sâu, khai thác dầu thô giảm... Đại biểu cho rằng, nếu năm 2017 đạt được tốc độ tăng trưởng 6,7% thì sẽ tạo nền tảng cho năm 2018 có điều kiện tăng trưởng thuận lợi hơn. Đại biểu dự báo, năm 2018, việc thiết lập quan hệ kinh tế của nước ta, đặc  biệt sau APEC, sẽ trở nên tốt đẹp hơn, dẫn đến việc đầu tư trong nước có triển vọng. Do đó, việc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Chính phủ đặt ra theo đại biểu Hoàng Văn Cường không phải là quá khó khăn. Đại biểu TP Hà Nội cũng bày tỏ sự đồng tình với mục tiêu tăng trưởng an toàn 6,5-6,7% vì theo đại biểu, điều này chứng tỏ mục tiêu của Chính phủ ở đây không phải chạy theo tăng trưởng về lượng, chạy theo tốc độ mà trung thành với phương châm đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng trưởng bền vững và đi vào hiệu quả.

 Đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội).

Tăng trưởng kinh tế 2017 ngoài việc đạt được như kế hoạch đề ra mà kết quả đáng chú ý nhất, theo đại biểu Hoàng Văn Cường là việc ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này đã tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chứng minh điều này, đại biểu dẫn chứng, chỉ số chứng khoán hiện tăng rất nhanh, chứng tỏ các nhà đầu tư tin tưởng, đầu tư nhiều. Đó chính là thành quả của nền kinh tế vĩ mô.

Đồng quan điểm này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, năm 2017 đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa kiểm soát lạm phát, bội chi ngân sách, nợ công  vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kéo giảm lãi suất, tỷ giá ổn định. Bội chi ngân sách nhà nước giảm được 4000 tỷ, giữ mức 3,5% GDP. Nợ công cuối năm 2016 ở mức 63,6% GDP, đến nay giảm còn 62,6% GDP, giảm so với mức trần 65%. Đại biểu Trần Hoàng Ngân ví von đây là một bức tranh kinh tế đẹp, thể hiện sự cố gắng lớn trong chỉ đạo điều hành  của Chính phủ.

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng, mặc dù kết quả đạt được là khá tích cực nhưng việc thực hiện nội dung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế một cách thực chất còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra. Chất lượng tăng trưởng cũng chưa được cải thiện, chỉ số thu nhập quốc dân ngày càng giảm, tăng xuất khẩu vẫn phụ thuộc phần lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thiếu tính bền vững; chất lượng cuộc sống người dân có cải thiện nhưng chưa rõ ràng.

Đại biểu Trần Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, tăng trưởng kinh tế chủ yếu nhờ vào xuất khẩu, sức tiêu dùng. Tuy xuất khẩu tăng cao nhưng lại phụ thuộc khá lớn vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Samsung, Formusa... Nguyên vật liệu nhập từ nước ngoài là chủ yếu trong khi doanh nghiệp trong nước chưa tham gia vào chuỗi giá trị này nên giá trị gia tăng cho Việt Nam khá thấp. Bên cạnh đó, tổng doanh thu hàng hóa bán buôn, bán lẻ của nước nước ta chưa phát triển. Trong khi các nhà bán lẻ xâm nhập vào thị trường nước ta nhiều, thì ngược lại, hệ thống bán lẻ của nước ta chưa xâm nhập được vào các nước trong khu vực. Nghĩa là, sức cầu của nền kinh tế đang dựa vào sản phẩm đưa từ ngoài vào khá nhiều, điều này sẽ dẫn tới sự phát triển kém bền vững trong tương lai.

Đại biểu Đỗ Trọng Hưng (Thanh Hóa) thì cho rằng, từ nay đến cuối năm để duy trì được tốc độ tăng trưởng cả năm 6,7%, tạo nền tảng cho sự phát triển của năm 2018 là  rất khó khăn nếu không quyết tâm. Đại biểu dẫn chứng, 9 tháng đầu năm 2016 tăng trưởng 0,62%, 9 tháng năm nay tăng trưởng 2,78%. Tuy đây là chỉ số tăng cao nhưng nếu không quyết tâm cũng khó đạt. Đại  biểu Đỗ Trọng Hưng cho biết, việc đánh giá tốc độ tăng trưởng này khi chưa bị ảnh hưởng lớn bởi cơn bão số 10, mưa lũ ở các tỉnh phía Bắc trong thời gian vừa qua. Đại biểu kiến nghị, ngay từ bây giờ, Chính phủ cần chỉ đạo toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Đại  biểu tỉnh Thanh Hóa cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là xử lý môi trường, tránh để dịch bệnh xảy ra; khẩn trương khôi phục sản xuất vụ đông xuân, tập trung giúp đỡ về vốn, giống cho người dân, giúp bình ổn thị trường; khôi phục các công trình thủy lợi bị sạt lở sau mưa lũ để giữ nước cho sản xuất nông nghiệp. Đại biểu cũng cho rằng về lâu dài cần tăng cường năng lực dự báo để giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất cho người nông dân. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu sắp xếp lại dân cư, đặc biệt là người dân sống ở vùng ngoại đê là vô cùng cần thiết để giúp người dân có cuộc sống ổn định.

Đại  biểu Đỗ Trọng Hưng (Thanh Hóa). 

 

Về vấn đề bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, đại biểu Hoàng Văn Cường (TP Hà Nội) cho rằng, do tổ chức bộ máy chồng chéo dẫn đến việc có nhiều biên chế. Trong khi đó, quy định về trách nhiệm của mỗi cán bộ cũng không rõ. Hiện nay cũng có sự nhầm lẫn giữa bộ máy hành chính nhà nước với các tổ chức dịch vụ công. Do đó, nếu muốn thay đổi tổ chức hành chính thì cần thay đổi tổ chức bộ máy, từ đó quy định rõ vị trí việc làm, xác định rõ trách nhiệm của mỗi cán bộ, có như vậy, mới tinh giản được biên chế.

Tin, ảnh: PHƯƠNG THẢO-MẠNH HƯNG/ QĐND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 266

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 263


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1061121

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71288436