11:02 EDT Thứ tư, 24/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Liên kết cơ giới hóa trong sản xuất lúa: Chi phí thấp, năng suất cao, cần nhân rộng

Thứ hai - 28/07/2014 20:13
Vụ xuân năm nay, mô hình liên kết đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa từ khâu cung ứng giống, làm mạ, cấy và thu hoạch sản phẩm đã được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên chỉ đạo tổ chức thực hiện tại xã Liên Phương (TP.Hưng Yên). Đây là mô hình mới, tổ chức sản xuất tập trung nhằm phát huy mối liên kết giữa đơn vị cung ứng, đơn vị sản xuất, nhà quản lý và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Hiệu quả vượt trội

Trong vụ xuân năm nay, mô hình thí điểm được thực hiện với 5ha lúa HYT 100, là giống lúa lai 3 dòng chất lượng cao do Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng sản xuất. Để đánh giá kết quả khách quan, các đơn vị tổ chức thực hiện đã tiến hành so sánh đối chứng giữa hình thức cấy mạ khay bằng máy và cấy mạ gieo thông thường bằng tay với cùng tuổi mạ, cùng ngày cấy, cùng ngày trỗ, cùng ngày thu hoạch. Mật độ khóm lúa trong ruộng cấy mạ khay bằng máy chỉ trung bình 25 khóm/m2, còn diện tích lúa cấy bằng tay bình quân 40 khóm/m2. Theo đánh giá của các đơn vị và hộ nông dân tham gia mô hình liên kết cơ giới hóa, lúa cấy bằng máy sinh trưởng và phát triển tốt, lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung, số dảnh hữu hiệu đạt 12,1 bông/khóm, cao hơn lúa cấy bằng tay (đạt 7,1 bông/khóm), năng suất cao hơn khoảng 7%.

So với hình thức sản xuất thủ công, hình thức liên kết cơ giới hóa cho hiệu quả kinh tế cao hơn 435.500 đồng/sào, tương đương trên 12 triệu đồng/ha. Ông Phạm Văn Chiến, đại diện một trong 56 hộ tham gia mô hình liên kết, phấn khởi nói: “Lúc đầu cả gia đình tôi đều băn khoăn lo lắng, nhất là khi cấy bằng máy lúa rất thưa. Phải đến khi lúa phát triển đến thì con gái, rồi lúa đứng cái làm đòng mới nhẹ lòng một chút, khi lúa trỗ thoát đều thì thở phào nhẹ nhõm. Chưa bao giờ gia đình tôi đạt năng suất khoảng 2,8-2,9 tạ/sào như vụ này”.

Bà Phạm Thị Cằng, Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng, cho biết: “Công ty đã vận dụng hiệu quả hiệu ứng đường biên trong vận dụng mật độ khóm lúa. Khi đường biên rộng sẽ giúp lúa quang hợp ánh sáng tốt, hút dinh dưỡng từ đất tối đa, giúp cây đẻ nhánh khỏe, số dảnh hữu hiệu cao, tạo đột biến về số bông và số hạt trên bông. Không những thế còn giúp giảm chi phí về giống, thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân bón cần sử dụng…, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như khai thác tài nguyên đất, nước hợp lý hơn”.

Mô hình cần nhân rộng

Trong mô hình này, Trung tâm khuyến nông Hưng Yên đại diện cho Nhà nước, đảm nhận việc chỉ đạo và triển khai xây dựng, đồng thời là đầu mối liên kết các bên trong quá trình thực hiện, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật. Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng trong vai trò doanh nghiệp, cung ứng giống lúa bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý; triển khai kỹ thuật ngâm ủ, gieo mạ, cấy và bàn giao diện tích cho nông dân; phối hợp với Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) xã Liên Phương tổ chức làm mạ khay, cấy máy và thu hoạch; thu mua sản phẩm lúa cho nông dân tham gia mô hình. HTXDVNN xã Liên Phương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên, Công ty cổ phần Nông nghiệp kỹ thuật cao Hải Phòng triển khai các hoạt động của mô hình, thu mua sản phẩm cho nông dân… Các hộ tham gia mô hình đầu tư vật tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa theo quy trình được hướng dẫn; thu thóc và bán lại cho doanh nghiệp…

Như vậy, trong mô hình này, nông dân được giải phóng sức lao động, được yên tâm sản xuất ngay từ đầu vụ mà không phải lo đầu ra cho nông sản. Ông Vũ Xuân Quý, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Liên Phương, cho biết: Toàn xã hiện có khoảng 50% số hộ còn gắn bó với đồng ruộng, phần còn lại cho nông dân trong và ngoài xã thuê. Trong số 50% số hộ còn làm ruộng thì số hộ thực sự đầu tư cho đồng ruộng, cho cây lúa không nhiều. Xác định mô hình thành công sẽ mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân, Đảng ủy ra nghị quyết để thực hiện, cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nông dân vào cuộc với quyết tâm cao nhất. Tuy mới chỉ có kết quả bước đầu song chúng tôi cho rằng đây là mô hình liên kết phù hợp trên đồng ruộng hiện nay”.

Bà Đoàn Thị Chải, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hưng Yên, cho rằng: “Mô hình liên kết cơ giới hóa vào sản xuất lúa không chỉ đem lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia mà còn góp phần tích cực trong việc thay đổi phương thức, tập quán canh tác và đầu tư trong sản xuất lúa của nông dân, giải phóng sức lao động, tạo đà cho sản xuất lúa hàng hóa tốt hơn. Việc xây dựng mô hình còn góp phần thực hiện chủ trương của tỉnh Hưng Yên về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển sản xuất bền vững. Để khẳng định chắc chắn hiệu quả hơn hẳn của mô hình này, trong vụ mùa 2014, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên xây dựng mô hình tại xã Liên Phương.

Mô hình thí điểm liên kết đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa tại xã Liên Phương mở ra hướng sản xuất mới cho nông dân, phù hợp với xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để liên kết cơ giới hóa vào đồng ruộng được nhân rộng và thực sự có hiệu quả, công tác dồn điền đổi thửa, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng cần phải được quan tâm và đẩy nhanh tiến độ hơn nữa. Bên cạnh đó là các cơ chế, chính sách cụ thể tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, địa phương, hộ nông dân trong thực hiện liên kết sản xuất lúa hàng hóa như: hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; hỗ trợ khay làm mạ, máy cấy, máy làm đất, máy gieo hạt; hỗ trợ cụm sấy lúa cho các địa phương nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng diện tích, sản lượng…

Đào Thắm
nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản xuất

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 108

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 106


Hôm nayHôm nay : 34503

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 967312

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59975635