14:18 ICT Thứ sáu, 29/03/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy hoạch lại hệ thống trường lớp ở Hà Tĩnh - Xu thế phát triển

Thứ hai - 15/10/2012 14:33
“Đề án Quy hoạch hệ thống trường mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020” đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện vào đầu năm học 2012 - 2013 đúng phương án, lộ trình. Còn nhiều việc cần tiếp tục hoàn thiện, song, nhìn chung Đề án đã nhận được sự đồng thuận cao không chỉ từ giới chuyên môn bởi phù hợp với xu thế phát triển chung và tình hình thực tế tại địa phương.

Bài 1: Sáp nhập - Yêu cầu từ thực tiễn

Việc sáp nhập trường, lớp đã được một số địa phương trong tỉnh thực hiện từ vài năm trước. Có sự đi trước này là do quy mô các trường trên địa bàn giảm mạnh; số lượng học sinh/trường, học sinh/lớp thấp... gây khó khăn, trở ngại trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Manh mún bức tranh trường, lớp

Manh mún, nhỏ lẻ là hiện trạng chung của hệ thống trường, lớp trên địa bàn Hà Tĩnh. Theo số liệu từ Sở GD&ĐT tỉnh, tính đến đầu năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 278 trường mầm non, trong đó: 16 xã, phường, thị trấn (gọi tắt là xã) có 2 trường, còn lại mỗi xã có 1 trường; có 165 trường công lập, 111 trường bán công và 2 trường tư thục; 132 trường có các điểm lẻ, trong đó 14 trường có trên 3 điểm lẻ. Quy mô của cấp học này là: 36 trường dưới 6 lớp, 104 trường từ 6-8 lớp.

Bài 1: Sáp nhập - Yêu cầu từ thực tiễn
Trường Tiểu học Gia Hanh (Can Lộc) dù vừa được sáp nhập nhưng vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất. Trong ảnh, các em học nhạc trong lớp học khá sơ sài.

Ở giáo dục tiểu học, sự manh mún lại rõ nét hơn. Theo đó, toàn tỉnh có 304 trường; 38 xã có từ 2-4 trường, còn lại mỗi xã có 1 trường; 2 xã có mô hình trường Tiểu học và THCS, 45 trường có các phân hiệu, điểm lẻ. Quy mô: có 16 trường chỉ còn 5 lớp (tức là mỗi khối 1 lớp), 110 trường từ 6-10 lớp; 36 trường có không quá 150 học sinh, cá biệt có trường chỉ còn 68 học sinh (Tiểu học Tân Hương, huyện Đức Thọ). Bình quân học sinh/lớp của cấp học này là 24,9, trong đó có 36 trường bình quân dưới 20 học sinh/lớp (Tiểu học Sơn Mai, huyện Hương Sơn chỉ có 13 học sinh/lớp).

Bậc THCS, toàn tỉnh có 185 trường, 47 trường tổ chức theo mô hình liên xã. Quy mô: 24 trường dưới 9 lớp (tức mối khối chỉ từ 1-2 lớp), 34 trường từ 9-11 lớp, 59 trường từ 12-15 lớp; 9 trường có không quá 200 học sinh, cá biệt có trường chỉ còn 5 lớp (THCS sơn Thịnh, Hương Sơn). Bình quân 32 học sinh/lớp. Còn ở bậc THPT, bất hợp lý lại nằm ở khâu quy hoạch. Các trường THPT công lập đóng rất gần nhau, như: THPT Mai Kính- THPT Lý Tự Trọng; THPT Hồng Lam- THPT Hồng Lĩnh; THPT Gia Phố-THPT Hương Khê; THPT Đức Thọ- THPT Cù Huy Cận.

Hệ thống trường, lớp nhỏ lẻ, manh mún ở các huyện miền núi, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh lại càng dễ nhận. Nếu huyện Hương Sơn có lớp chỉ vọn vẹn 13 em và có trường chỉ 5 lớp(mỗi khối 1 lớp) thì Hương Khê cũng không hề khác. Theo Phòng GD-ĐT huyện, đến thời điểm 30/6/2012, trong số 33 trường Tiểu học toàn huyện, có 5 trường chỉ còn 5 lớp là: Hương Thu, Truông Bát, Hồng Hà, Hương Đô, Hương Lộc; 16 trường có quy mô từ 6-10 lớp; bình quân 23,4 học sinh/lớp. Đánh giá về hiện trạng trường, lớp, thầy Trần Đình Hùng- Trưởng phòng GD-ĐT huyện, cho biết:“Nhìn chung, nhiều trường Mầm non, Tiểu học, THCS có quy mô nhỏ, số lượng học sinh/trường, học sinh/lớp thấp. Hệ thống trường Mầm non còn nhiều bất cập...Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học vừa thiếu vừa không đồng bộ...”.

Đầu đã xuôi...

Từ tình hình thực tế trên, “Đề án Quy hoạch hệ thống trường Mầm non và Phổ thông Hà Tĩnh đến năm 2020” được UBND tỉnh phê duyệt ngày 8/8/2012 như một lời hiệu triệu để các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh cùng chung tay nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Đề án đã được các địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện từ đầu năm học 2012-2013 này.

Bài 1: Sáp nhập - Yêu cầu từ thực tiễn
Trường THCS Lê Văn Thiêm có cơ sở vật chất trường học vào bậc nhất trong tỉnh nhờ vừa được đầu tư xây dựng mới

Về việc quy hoạch trường, lớp, Hương Khê là huyện đi trước trong tỉnh. Từ hiện trạng trường, lớp có nhiều bất cập, ngay từ những ngày đầu năm 2011, huyện đã ra Nghị quyết về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống trường Mầm non, Tiểu học, THCS giai đoạn 2010-2020. Và ngay từ những năm học trước, huyện miền núi này đã thực hiện thành công việc sáp nhập 12 trường ở Tiểu học và THCS trên địa bàn thành 6 trường. Và trong tháng 6/2012, huyện đã ra quyết định và đã sáp nhập thành công trước khai giảng năm học mới: Trường Mầm non thị trấn vào trường Mầm non Bông Sen; Mầm non Hoa Mai vào Mầm non Hương Long; trường Tiểu học Hà Bình vào Tiểu học Hà Linh; Hương Giang 2 vào Hương Giang 1; Tiểu học Tùng Sơn vào Tiểu học Phương Mỹ; THCS Hương Đô và các trường THCS Hương Trà và THCS Phúc Trạch.

Cùng với Hương Khê, các địa phương trong tỉnh cũng đã hoàn thành lộ trình sáp nhập năm học 2012-2013 với rất nhiều nỗ lực, cố gắng dù còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc đang chờ phía trước. Đây là điều rất đáng ghi nhận, nhất là các huyện vùng sâu, vùng xa, miền núi có địa bàn rộng, địa hình phức tạp...

Thầy Đào Duy Sỹ - Trưởng phòng GD-ĐT Hương Sơn và thầy Trần Đình Sửu - Trưởng phòng GD-ĐT Can Lộc đều có chung nhận xét: Nhìn chung, các địa phương, cơ sở giáo dục đều đồng tình cao chủ trương sáp nhập trường, lớp. Sau khi sáp nhập, các trường đã thuận lợi hơn trong bố trí đội ngũ, sinh hoạt chuyên môn... Đây là những điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mời xem tiếp bài cuối: "Lời giải nào cho bài toán quy hoạch...?

Trọng Tuệ
Nguồn: baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 36174

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1256003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58848058