10:38 EDT Thứ năm, 25/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi bò bền vững trên địa bàn Hà Tĩnh trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ hai - 18/01/2016 02:09
Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, với 3 vùng sinh thái: miền núi, đồng bằng, ven biển; có hơn 120 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, 364 nghìn ha đất lâm nghiệp, 7.600 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, hơn 137 km bờ biển; có hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi khá đa dạng, phong phú; có 345 hồ, đập (với hơn 1,7 tỷ m3 nước) phân bố đều trên toàn tỉnh và hệ thống sông ngòi đảm bảo đủ nguồn nước phục vụ sản xuất; hệ thống giao thông thuận lợi, hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư.
Riêng đối với chăn nuôi bò, Hà Tĩnh có những lợi thế lớn, như: tập quán, kinh nghiệm chăn nuôi lâu đời của người dân, nguồn nhân lực dồi dào, quỹ đất đủ lớn để tổ chức chăn nuôi tập trung và trồng cây nguyên liệu thức ăn.v.v.
 Là địa phương sớm thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp từ năm 2011, với việc xác định các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất theo mô hình tăng trưởng mới, khẳng định vai trò của doanh nghiệp, khoa học công nghệ và liên kết sản xuất; đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, từng bước phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết, giữ vai trò “đầu kéo” cho sản xuất nông hộ; tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 7,04%/năm, riêng năm 2015 đạt 7,96%, cao hơn 3 lần so với bình quân cả nước (2,62%).
Trong đó, Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi đạt được kết quả bước đầu quan trọng: Chăn nuôi phát triển mạnh theo hướng gia trại, trang trại tập trung công nghiệp, quy mô lớn, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp tăng nhanh, từ 34,4% năm 2010 lên 48,2% năm 2015. Đã hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi lợn ở cả quy mô lớn, quy mô vừa và nhỏ theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi bò có những bước tiến quan trọng, phù hợp với xu thế phát triển; từng bước chuyển từ chăn nuôi tận dụng, nhỏ lẻ trong nông hộ sang chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn; tổng đàn bò của tỉnh hiện có hơn 200 ngàn con, trong đó bò lai Zêbu và bò thịt chất lượng cao (Brahman, Charolaise, 3B…) chiếm hơn 54% tổng đàn. Đặc biệt, đã thu hút được các dự án chăn nuôi bò quy mô lớn, như: Dự án bò thịt của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà với quy mô hơn 250 ngàn con, Dự án bò thịt của Tổng Công ty Khoáng sản và TM Hà Tĩnh quy mô 15 ngàn con, Dự án bò sữa của Công ty Vinamilk quy mô hơn 5 ngàn con. Qua đó cho thấy, Hà Tĩnh đang từng bước phát triển một ngành công nghiệp chăn nuôi bò, chủ động trong tiến trình hội nhập quốc tế. 
Tuy nhiên, mặc dù là địa phương có quy mô đàn bò khá lớn, nhưng chủ yếu được nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ. Trong bối cảnh hội nhập, bên cạnh cơ hội được tiếp cận với khoa học công nghệ mới, giống mới, sản phẩm mới, thì chúng tôi cho rằng, ngành chăn nuôi bò Hà Tĩnh sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là với phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, sự chênh lệch về trình độ sản xuất, hạn chế về chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao, về truy xuất nguồn gốc… là những bất lợi lớn trong cạnh tranh.
Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt chất lượng cao của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà là Dự án có quy mô đầu tư lớn nhất vào ngành chăn nuôi Hà Tĩnh tính đến thời điểm hiện nay. Dự án có vị trí quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với nông nghiệp Hà Tĩnh nói riêng, với một số điểm sau: 
 
Trại bò thịt chất lượng cao của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà,tại huyện Cẩm Xuyên
 
Thứ nhất: Dự án đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng tổng đàn bò của tỉnh, hình thành trung tâm sản xuất giống và chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, quy mô lớn của Hà Tĩnh và khu vực Bắc Trung Bộ, cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, đưa Hà Tĩnh sớm trở thành địa phương xuất khẩu bò và thịt bò.
Thứ hai: Cùng với việc phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi bò giữa các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ với Công ty, sẽ làm chuyển đổi mạnh mẽ phương thức chăn nuôi, từng bước hình thành ngành công nghiệp chăn nuôi bò tập trung quy mô lớn, tạo ra sản phẩm đồng nhất, chất lượng và có sức cạnh tranh cao… góp phần tạo bước đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp, đưa chăn nuôi trở thành một ngành công nghiệp, phấn đấu chiếm tỷ trọng trên 60% trong giá trị sản xuất nông nghiệp vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.
Thứ ba: Thúc đẩy tái cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh, thông qua việc tổ chức chuỗi liên kết sản xuất cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; ưu tiên trên những diện tích đất lúa, màu, đất lâm nghiệp kém hiệu quả được chuyển đổi.
Thứ tư là: Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thúc đẩy thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 
Nhận thức được tầm quan trọng của Dự án này, thời gian qua, Hà Tĩnh đã đồng hành và tích cực hỗ trợ Công ty Bình Hà triển khai, đẩy nhanh tiến độ Dự án: UBND tỉnh đã quyết định giao một số diện tích đủ lớn để Công ty đủ điều kiện phát triển chăn nuôi bò quy mô tập trung, gắn với vùng trồng cây nguyên liệu thức ăn. Đồng thời, thành lập Tổ công tác liên ngành, chỉ đạo các sở ngành, địa phương vào cuộc quyết liệt, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp; đơn giản hóa, giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư; phối hợp chặt chẽ với Công ty, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, đặc biệt là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tổ chức giao đất. Và đến nay, Dự án đã khánh thành giai đoạn 1, với quy mô 30 ngàn con. 
 
 
Hà Tĩnh xác định phát triển chăn nuôi trở thành một ngành công nghiệp, với định hướng vừa phát triển triển mạnh chăn nuôi tập trung công nghiệp, vừa tổ chức lại chăn nuôi nông hộ đảm bảo an toàn, bền vững, theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp, tạo sản phẩm quy mô lớn, đồng nhất, chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Để thực hiện định hướng đó, Tỉnh đã ban hành đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ phát triển liên kết sản xuất, phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Riêng đối với chăn nuôi bò, tập trung thực hiện các dự án chăn nuôi quy mô lớn, với trọng tâm là Dự án của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, để từng bước phát triển liên kết chăn nuôi bò, sản xuất cây thức ăn chăn nuôi với các hộ dân, THT, HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh.


Đặng Ngọc Sơn-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ha đất, chăn nuôi

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 321

Máy chủ tìm kiếm : 179

Khách viếng thăm : 142


Hôm nayHôm nay : 38484

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1008892

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60017215