03:28 EDT Thứ sáu, 19/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cấu trúc lâm nghiệp - Nhìn từ hoạt động chế biến lâm sản

Thứ ba - 26/08/2014 21:01
Những năm qua, hoạt động chế biến lâm sản đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng tạo ra động lực quan trọng trong chiến lược phát triển rừng của tỉnh ta. Tuy nhiên, theo lộ trình tái cấu trúc lĩnh vực lâm nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2013-2020 thì hoạt động này đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế nhất định.

 

Tái cấu trúc lâm nghiệp - Nhìn từ hoạt động chế biến lâm sản
Công nhân Công ty TNHH Mộc Hào Quang chế tác sản phẩm gia dụng.

Hà Tĩnh hiện có khoảng 600 cơ sở chế biến gỗ, chủ yếu quy mô nhỏ, công suất thấp, phân bố chưa theo quy hoạch, rải rác trên địa bàn toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện có diện tích rừng lớn như Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và Kỳ Anh. Các cơ sở này hiện chưa hoạt động hết công suất với tổng khối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất chỉ trên 361 ngàn m3 gỗ, trong đó gỗ rừng trồng chiếm gần 270 ngàn m3, gỗ rừng tự nhiên khoảng 35 ngàn m3, còn lại là gỗ nhập khẩu. Từ các cơ sở chế biến trên, mỗi năm, tỉnh ta sản xuất một lượng sản phẩm gần 306 ngàn m3, đưa lại tổng giá trị sản xuất khoảng 2.000 tỷ đồng.

Để từng bước hiện đại hóa ngành sản xuất, chế biến lâm sản, những năm gần đây, trên địa bàn phát triển một số cơ sở chế biến quy mô tương đối lớn như Công ty Liên doanh sản xuất dăm giấy Việt - Nhật, Công ty Trồng rừng và Sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha, Công ty TNHH Xuân Lâm, Công ty TNHH Hoàng Anh và một số doanh nghiệp khác. Đây được xem là những đầu mối chính để tiêu thụ gỗ nguyên liệu rừng trồng, giải quyết đầu ra cho hàng chục ngàn ha rừng nguyên liệu. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn thi mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến và nhà đầu tư với các hộ dân còn gặp nhiều rủi ro, chưa bền vững.

Quá trình thực hiện chuyển đổi các nhà máy sản xuất dăm xuất khẩu sang chế biến tinh sâu hiệu quả chưa như mong đợi. Qua tìm hiểu, hầu hết các địa chỉ được quy hoạch để chuyển đổi sản xuất theo lộ trình đều gặp khó khăn, vướng mắc. Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh thay mặt chủ đầu tư (Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu theo các quyết định của Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh với tổng mức đầu tư 150.306 triệu đồng, quy mô 15.400 ha. Dù được đánh giá là khá nhất nhưng mục tiêu chính của doanh nghiệp này đến nay vẫn là tạo vùng nguyên liệu tập trung ổn định và bền vững nhằm đảm bảo nguyên liệu cho các nhà máy băm dăm xuất khẩu chứ chưa chú trọng đến chế biến tinh sâu. Dây chuyền sản xuất dăm của Công ty TNHH MTV Vạn Thành tại Hương Khê thì đang “đắp chiếu” do không thể làm được thủ tục chuyển đổi.

Giám đốc Công ty Phạm Mạnh Tường cho biết: “Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dù đã hơn 1 năm làm thủ tục nhưng doanh nghiệp vẫn chưa được cấp phép để chuyển sang chế biến tinh sâu. Dây chuyền sản xuất dăm đầu tư trên 30 tỷ đồng đang bị bỏ hoang, công nhân mất việc làm, các lĩnh vực sản xuất khác bị ảnh hưởng, doanh nghiệp lao đao bên bờ phá sản. Dù chuyển đổi sang dây chuyền chế biến tinh sâu sẽ không phải đầu tư nhiều nhưng sắp tới nếu tỉnh quyết định cho làm thì doanh nghiệp cũng không còn khả năng thực hiện”.

Do mạng lưới chế biến lâm sản tinh sâu trên địa bàn tỉnh chưa thực sự tạo được chuyển biến đáng kể, công nghiệp chế biến chậm đổi mới và chưa kịp thích ứng với cơ chế thị trường nên sản phẩm làm ra chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Hiện nay, các nhà máy băm dăm cơ bản vẫn hoạt động và sử dụng hầu hết nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trên địa bàn và xem ra phải rất lâu nữa mới cải thiện được tình hình.

Theo khảo sát, hiện nay, sản phẩm sơ chế còn chiếm tỷ lệ rất cao với trên 97%, sản phẩm tinh chế chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Mặt khác, chủ trương tập trung chế biến tinh sâu các hàng mộc cao cấp, gỗ nhân tạo, hạn chế dần xuất khẩu dăm gỗ và tiến tới ngừng xuất khẩu dăm gỗ thô sau năm 2015 để chuyển hướng sản xuất, liên kết vào chuỗi sản xuất chưa có khả năng thực hiện trong tương lai gần. Vì vậy, ngành chế biến lâm sản của tỉnh ta trong thời gian tới vẫn chủ yếu xuất khẩu thô với sản phẩm chủ lực là gỗ dăm, thiếu các sản phẩm công nghệ cao và chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

TIẾN PHÚC
Nguồn baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phát triển

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 172


Hôm nayHôm nay : 28098

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 742059

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 59750382